Du lịch là ngành tổng hợp vì vậy muốn nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cần định hướng trên các trụ cột sau:
Thứ nhất, cần đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường du lịch tránh lệ thuộc vào một thị trường nhất định thông qua việc cải tiến chất lượng chất lượng du
lịch, dịch vụ du lịch. Nâng cấp hạ tầng giao thông; dịch vụ vận tải; cải tạo môi trường tự nhiên; môi trường xã hội; nâng cấp ý thức cộng đồng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Thứ hai, tập trung phát triển vùng du lịch đặc thù, đồng thời phải tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh, con người, lịch sử văn hóa tỉnh Hòa Bình.
Thứ ba, cần có cơ chế chính sách phát triển Du lịch Việt Nam trong thời gian tới như thuế, giá thuê đất, thực hiện quy hoạch rộng, tăng cường số lượng và chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tất cả phải đảm bảo phương châm của Du lịch Việt Nam: An toàn, thân thiện, chất lượng. Thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch.
Thứ tư, hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu du lịch điểm đến Hòa Bình gắn kết với chiến lược Marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh cho điểm đến du lịch Hòa Bình.
Thứ năm, cần có sự hợp tác kết nối với các cấp các ngành, chính quyền các địa phương vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ mạnh mẽ, nhằm nâng cao chất lượng cải thiện môi trường du lịch, xóa bỏ tình trạng ăn chặn, chặt chém du khách trong mùa lễ hội, niêm yết công khai giá, duy trì các đường dây nóng để kịp thời xử lý các phản ánh của du khách.
4.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình