Kiểm soát và quản lý nợ công

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu âu và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong việc kiểm soát nguy cơ khủng hoảng nợ (Trang 68 - 69)

3.1.2.1. 3.1.2.1.

3.1.2.1. KiKiKiKiểểểểmmmm sososoásoááátttt vvvvàààà ququququảảnnnn llllýýýý nnnnợợ ccccô ôôôngngngng

Quản lý nợ công phải quan tâm đến tỷ lệ nợ công trên GDP. Mức độ an toàn được thể hiện qua việc tỷ lệ đó có vượt qua ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó. Để đảm bảo an toàn, các nước thường sử dụng tiêu chắ sau để làm giới hạn vay và trả nợ: tỷ lệ nợ công trên GDP không vượt quá 50%-60% hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, các khoản phải trả cho nợ công không được vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và không vượt quá 10% chi ngân sách. Tuy nhiên, trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho nền kinh tế. Theo khuyến cáo của WB và một số tổ chức tài chắnh trên thế giới, tỷ lệ nợ công an toàn là không vượt quá 50%GDP. Tỷ lệ này là tương đối phù hợp đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Mức độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Để xác định, đánh giá đúng đắn mức độ an toàn của nợ công, không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối quan hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân như tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội... Bên cạnh đó, các quốc gia phải quan tâm đến kế hoạch trả nợ sao cho phù hợp, không để nợ quá hạn làm phát sinh thêm lãi suất và tăng gánh nặng trả nợ trong tương lai. Bên cạnh đó, các quốc gia phải phân biệt rõ ràng giữa giám sát và quản lý nợ công. Bởi giám sát là khả năng đánh giá, phân tắch và kiến nghị còn quản lý là khả năng cho phép, xử lý phạt nếu vi phạm. Nếu một số đơn vị, tổ chức sử dụng nợ công không hợp lý cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu âu và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong việc kiểm soát nguy cơ khủng hoảng nợ (Trang 68 - 69)