Thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu âu và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong việc kiểm soát nguy cơ khủng hoảng nợ (Trang 48 - 49)

2.2.1.2. 2.2.1.2.

2.2.1.2. ThThThThââââmmmm hhhhụụtttt ng ngngngâââânnnn ssssááááchchchch

Thâm hụt ngân sách nhà nước bắt nguồn từ khả năng quản trị tài chắnh công yếu kém trong nước với những khoản chi tiêu chắnh phủ quá lớn. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách do tiết kiệm trong nước thấp, đầu tư công cao. Theo thống kê của Eurostat, tiết kiệm trong nước của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của Italia, Bồ Đào Nha... và còn có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Do vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Chắnh phủ phải tăng cường đi vay trong nước và nước ngoài để phục vụ cho chi tiêu công.

Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách là do chi tiêu công cao. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2007, chi tiêu chắnh phủ tăng 87% trong khi đó mức thu chỉ tăng 31% khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép của khối eurozone. Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, chi tiêu cho quản lý công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã cao hơn nhiều so với những nước thành viên khác trong khu vực trong khi đó chất lượng dịch vụ lại không cải thiện được nhiều. Năm 2008, khủng hoảng tài chắnh toàn cầu nổ ra khiến ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp bị sụt giảm về doanh thu. Ngành du lịch và vận tải biển giảm 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy Lạp rơi vào khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách nhà nước bị sụt giảm, trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường chi tiêu để kắch thắch kinh tế. Tắnh đến tháng 1/2010, nợ công của Hy Lạp lên đến 216 tỷ euro và mức nợ lũy kế đạt mức 130% GDP.Bên cạnh đó, Hy Lạp cũng chi tiêu không nhỏ vào các hoạt động phúc lợ, xã hội và lương hưu. Ước tắnh số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng 11,5% GDP trong năm 2005 lên 24% năm 2050. Nguồn thu giảm sút cũng do hệ quả của hoạt động trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm. Theo đánh giá của WB, khu vực kinh tế không chắnh thức của nước này chiếm tới 25-30% GDP. Con số này ở Việt Nam là 15,6% GDP, ở Trung Quốc là 13,1%. Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và những luật lệ phức tạp khiến cho hoạt động tổ chức nhà nước kém hiệu quả, thất thoát tài sản.

Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách còn do sự mất kiểm soát trong hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng nội địa ngày càng gánh nhiều nợ xấu sau khi tăng cho vay quá mức trong điều kiện kinh tế tăng trưởng mạnh và bong bóng bất động sản phình to. Khi thị trường bất động sản này sụp đổ, nhiều phần

trong các khoản cho vay bất động sản trở thành nợ xấu và ngân hàng đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để giải cứu hệ thống tài chắnh quốc gia không bị sụp đổ, chắnh phủ phải quốc hữu hóa ngân hàng lớn đồng thời tái cấp vốn cho các ngân hàng khác để tăng tỷ lệ an toàn vốn cho các tổ chức này.

Đối với Tây Ban Nha, thâm hụt ngân sách bắt nguồn từ thâm hụt thương mại gia tăng, hàng hóa xuất khẩu bị cạnh tranh mạnh mẽ, lạm phát tăng cao hơn so với các nước Châu Âu khác và giá nhà đất tăng nhanh. Tây Ban Nha còn là nước phụ thuộc khá nhiều vào đầu từ nước ngoài, khi kinh tế thế giới có dấu hiệu bất ổn định, các nhà đầu tư thu hồi vốn khiến thị trường tài chắnh cũng như nền kinh tế Tây Ban Nha lao đao.

Trước khủng hoảng nợ công, chắnh phủ Ireland và Tây Ban Nha đều có thặng dư ngân sách. Cả hai nước đều giữ được mức thâm hụt ngân sách và nợ theo đúng quy định thỏa ước ổn định và tăng trưởng. Thâm hụt ngân sách tại các nước này do các được hưởng một thập kỉ lãi suất thấp và sau đó chịu tác động nghiêm trọng bởi khủng hoảng tài chắnh. Tắn dụng dễ dãi, các hộ gia đình và công ty trong lĩnh vực tài chắnh mạnh tay vay nợ. Hoạt động tắn dụng liên biên giới phát triển mạnh mẽ.

Trong cuộc khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp trở nên tồi tệ hơn, chi phắ phúc lợi xã hội tăng cao. Các chắnh phủ cần nguồn tiền để vực dậy nền kinh tế tuy nhiên nguồn thu hạn chế, nhà nước phải tăng cường vay nợ nước ngoài.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu âu và bài học kinh nghiệm cho việt nam trong việc kiểm soát nguy cơ khủng hoảng nợ (Trang 48 - 49)