Những chú ý khi kiểm tra và chạy rà xe mới

Một phần của tài liệu Khảo sát động lực học chuyển động thẳng ô tô vận tải CA 1097K2 (Trang 100)

a. Kiểm tra xe mới

Trước khi xuất xưởng hầu hết các xe mới đều đã qua kiểm tra, tuy nhiên trong quá trình lắp ráp, vận chuyển một số chi tiết nào đó có thể bị nới lỏng hoặc hư hỏng vì vậy các xe mới trước khi đưa vào sử dụng đều phải kiểm tra để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Công việc kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra tình trạng liên kết và bắt chặt các bộ phận, đặc biệt là hệ thống truyền lực.

- Kiểm tra mức dầu bôi trơn hộp số, cầu sau.

- Kiểm tra tình trạng tra dầu mỡ của các điểm bôi trơn : như vị trí các ổ, trục của ly hợp, hộp số, các đăng và cầu xe và moay ơ bánh xe.

- Kiểm tra các tay số có bị kẹt hay không.

b. Chạy rà xe mới

Hành trình xe chạy rà trơn là 2500 km. Trong hành trình 2500 km rà trơn cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu kỹ thuật qui định sau:

- Xe hoạt động trên mặt đường có độ bằng phẳng tốt, tránh sự thay đổi lớn hoặc đột ngột đối với hệ thống truyền lực.

- Vận tốc chuyển động của xe đối với từng tay số không được quá các trị số giới hạn sau: Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Số lùi 7 km/h 12 km/h 20 km/h 33 km/h 47 km/h 58 km/h 7 km/h

- Trong 200 km đầu tiên cần cho xe chạy không tải. Trong khoảng từ km 200 đến km 1500 tải của xe không được quá 70% định mức. Trong khoảng từ km 1500 đến km 2500 tải của xe không được vượt quá 90% định mức.

- Trong thời kỳ rà trơn không được cho xe kéo moóc hoặc chuyển động với vận tốc lớn.

- Thao tác đúng kỹ thuật: tách nối ly hợp nhẹ nhàng, chuyển số kịp thời hợp lý. Không được cho xe khởi hành, tăng tốc đột ngột nếu không cần thiết.

- Thường xuyên theo dõi trạng thái nhiệt của ly hợp, hộp số, cầu chủ động. Nếu bị quá nóng cần tiến hành kiểm tra tìm ra nguyên nhân khắc phục kịp thời.

c. Sau chạy rà xe mới

- Thay dầu hộp số, cầu chủ động, rửa sạch, thông các nút thông khí.

- Tháo trục các đăng cầu sau, tiến hành kiểm tra và vặn chặt các đai ốc bắt giữ bánh răng chủ động động của truyền lực chính và các đai ốc bắt giữ trục các đăng trung gian.

102

- Tháo, kiểm tra, bôi trơn, điều chỉnh các moay ơ bánh xe cầu trước và cầu sau.

4.2. Bảo dƣỡng hệ thống truyền lực

4.2.1. Công việc chính trong bảo dƣỡng hệ thống truyền lực

a. Ly hợp

Bảo dưỡng hàng ngày Bảo dưỡng cấp 1 Bảo dưỡng cấp 2 Tiến hành trước khi sử

dụng xe, trong quá trình sử dụng và khi kết thúc sử dụng xe.

Tiến hành sau khi thực hiện xong các bước của bảo dưỡng hàng ngày.

Tiến hành sau khi thực hiện xong hết các nội dung của bảo dưỡng cấp 1

Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu ly hợp bằng cách cho ô tô chuyển bánh và sang số lúc đang chạy. Nếu có hiện tượng bất thường thì tiến hành kiểm tra khắc phục sự cố.

- Kiểm tra sự chuyển động tự do của bàn đạp và nếu cần thì điều chỉnh kiểm tra tình trạng và sự bắt chặt lò xo kéo. - Bôi trơn trục bàn đạp ly hợp và bạc mở.

- Kiểm tra sự làm việc của ly hợp.

- Kiểm tra sự chuyển động toàn vòng và chuyển động tự do của bàn đạp ly hợp.

- Sự hoạt động của lò xo đĩa, sự làm việc của cơ cấu dẫn động điều khiển ly hợp và nếu cần thiết thì điều chỉnh bộ ly hợp và cơ cấu dẫn động.

Những hư hỏng của bộ ly hợp gây trở ngại cho việc điều khiển ô tô, làm người lái không tập trung việc quan sát đường, làm trở ngại giao thông của các

phương tiện vận tải khác, và gây mất cảm giác cho người lái, trong nhiều trường hợp còn gây mất an toàn giao thông.

b. Hộp số

Bảo dưỡng hàng ngày Bảo dưỡng cấp 1 Bảo dưỡng cấp 2 Tiến hành trước khi sử

dụng xe, trong quá trình sử dụng và khi kết thúc sử dụng xe.

Tiến hành sau khi thực hiện xong các bước của bảo dưỡng hàng ngày.

Tiến hành sau khi thực hiện xong hết các nội dung của bảo dưỡng cấp 1

Cho ô tô chạy để kiểm tra sự làm việc của hộp số, quan sát trực tiếp bằng mắt xem dầu hộp số có bị rò rỉ hay không. Phòng ngừa trường hợp rò rỉ dầu dẫn đến sự cố hư hỏng của hộp số. Kịp thời phát hiện những hư hỏng xuất hiện trong quá trình sử dụng.

- Kiểm tra hộp số và nếu cần thiết siết chặt lại, kiểm tra dầu và nếu cần thiết đổ thêm tới mức qui định.

- Kiểm tra sự làm việc của hộp số sau khi bảo dưỡng.

- Xem xét kỹ hộp số. Kiểm tra và nếu cần thiết siết chặt hộp số với các te bộ ly hợp và nắp hộp số.

- Kiểm tra và nếu cần thiết siết chặt nắp vòng bi của trục bị động và trục trung gian.

Hộp số là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền lực, ảnh hưởng lớn đến tính năng thông qua của xe quân sự, trong quá trình sử dụng cần tuân thủ đúng qui trình bảo dưỡng nhằm đạt được hiệu quả sử dụng lớn nhất, và an toàn cho con người trong quá trình sử dụng xe.

104

c. Truyền động các đăng truyền lực chính và bộ vi sai

Bảo dưỡng hàng ngày Bảo dưỡng cấp 1 Bảo dưỡng cấp 2 Tiến hành trước khi sử

dụng xe, trong quá trình sử dụng và khi kết thúc sử dụng xe.

Tiến hành sau khi thực hiện xong các bước của bảo dưỡng hàng ngày.

Tiến hành sau khi thực hiện xong hết các nội dung của bảo dưỡng cấp một.

Cho ô tô chạy để kiểm tra sự làm việc của truyền động các đăng và truyền lực chính, quan sát bằng mắt thường để phát hiện những dấu hiệu hoạt động bất thường như: độ lắc, chảy dầu, tiếng ồn.

- Kiểm tra và nếu cần thiết siết chặt các bích khớp các đăng và bán trục. - Siết chặt nắp vỏ truyền lực chính, kiểm tra mức dầu ở vỏ truyền lực chính, cần thiết tiến hành bổ sung dầu. - Bôi trơn các khớp các đăng và ổ đỡ trung gian .

- Khiểm tra độ rơ của các khớp các đăng. Nếu quá giới hạn cho phép tiến điều chỉnh.

- Siết chặt các bích bán trục, các đăng và các ổ đỡ trung gian.

- Khiểm tra độ kín các chỗ nối của cầu chủ động. Kiểm tra nếu dầu không đạt chất lượng thì tiến hành thay dầu.

4.2.2. Những hƣ hỏng thƣờng gặp của hệ thống truyền lực

Hư hỏng thường gặp ở ly hợp

a. Ly hợp đóng không hoàn toàn * Dấu hiệu:

Mô men xoắn từ trục khuỷu của động cơ sẽ không truyền hoàn toàn cho các bánh chủ động. Kết hợp với việc tăng số vòng quay của trục khuỷu động cơ khi nhả bàn đạp ly hợp, ô tô hầu như vẫn không nhích khỏi chỗ hoặc tăng tốc độ rất chậm, đôi khi ô tô chạy bị giật và trong buồng lái ngửi thấy mùi khét của các đĩa ma sát của đĩa bị động.

* Nguyên nhân và khắc phục:

- Không có khe hở, hoặc khe hở nhỏ hơn qui định giữa bạc mở và đòn mở ly hợp dẫn đến đĩa chủ động không ép hoàn toàn vào đĩa bị động. Để khắc phục hư hỏng này, cần kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp.

- Đĩa ly hợp bị dính dầu, hư hỏng này là do ổ trục khớp nối ly hợp bôi nhiều mỡ quá hoặc do dầu rò chảy qua ổ trục chính phía sau trục khuỷu. Trong trường hợp đó lực ma sát giảm đi đột ngột và các đĩa ly hợp bị trượt. Muốc khắc phục hư hỏng này, phải tháo rời bộ ly hợp, dùng xăng rửa sạch đĩa ép, còn các đĩa ma sát thì dùng bàn chải sắt hoặc giũa đánh sạch.

- Mặt đĩa ma sát ly hợp bị mòn: nếu mặt đĩa mòn ít thì khắc phục bằng cách điều chỉnh lại hành trình tự do của bàn đạp ly hợp, nếu mặt đĩa ly hợp mòn nhiều thì phải thay mới.

- Các lò xo đĩa bị yếu, hay các rãnh xẻ bị gẫy bắt buộc thay mới lò xo để đảm bảo lực ép đều lên bề mặt đĩa ép.

b. Bộ ly hợp mở không hoàn toàn

* Dấu hiệu:

Khi gài số có kèm theo tiếng nghiến rít của các bánh răng hộp số, trong đó không loại trừ khả năng bánh răng bị sứt mẻ.

* Nguyên nhân và khắc phục:

- Khe hở lớn giữa ổ bạc mở và lò xo đĩa (tay đòn của lò xo đĩa), hư hỏng này khắc phục bằng cách điều chỉnh lại hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. - Các đĩa bị động bị lệch hoặc bị vênh: khe hở không đều nhau giữa các đĩa do chúng bị vênh (còn ở riêng từng chỗ thì không có khe hở), hư hỏng này

106

thường phát sinh khi bộ ly hợp quá nóng sau khi nó bị trượt và được khắc phục bằng cách thay mới các đĩa bị cong vênh.

- Đĩa ma sát ly hợp bị vỡ: các đĩa ma sát bị vỡ sẽ kẹt giữa đĩa bị động và đĩa chủ động, khiến cho bộ ly hợp đóng ngắt không hoàn toàn, cần phải tháo bộ ly hợp để thay các đĩa ma sát.

- Đĩa ép bị lệch: khi ly hợp mở mà đĩa ép vẫn tiếp tục ép từng phần vào đĩa bị động. Hư hỏng này phát sinh khi các đầu rãnh xẻ của lò xo đĩa không nằm trên một mặt phẳng, trong trường hợp này cần phải kiểm tra lại lò xo đĩa.

c. Bộ ly hợp đóng đột ngột * Dấu hiệu:

Mặc dù nhả chân bàn đạp chậm và êm nhẹ nhưng ô tô chuyển bánh bị

giật.

* Nguyên nhân và khắc phục:

- Hư hỏng này có thể xảy ra trong trường hợp bạc mở bị kẹt ở phần dẫn hướng của trục sơ cấp hộp số. Khi nhả bàn đạp ly hợp bạc mở sẽ di chuyển không đều đặn theo trục dẫn hướng còn khi lực lò xo thắng sự kẹt của bạc mở, thì bạc mở sẽ di chuyển nhanh, giải phóng lực ép của lò xo đĩa một cách đột ngột và các đĩa bị ép lại một cách nhanh chóng. Khắc phục bằng cách kiểm tra bạc mở, cơ cấu dẫn động nếu cần thiết thay mới hoặc điều chỉnh.

- Sự đóng đột ngột của bộ ly hợp cũng có thể do những đường rạn nứt nhỏ trên đĩa chủ động gây nên sau khi chúng bị quá nóng. Muốn khắc phục những hư hỏng trên, phải thay mới những chi tiết bị hỏng

Những hư hỏng thường gặp ở hộp số

* Dấu hiệu:

Hộp số xảy ra hiện tượng nhảy số khi xe đang hoạt động, gài hai số một lúc, hoặc cảm thấy khó gài số, xuất hiện tiếng kêu lạ trong hộp số, bánh răng hộp số bị sứt mẻ.

- Răng bánh răng bị sứt mẻ hoặc vỡ là do ô tô tải nặng và chuyển bánh đột ngột, khi gài số không có kỹ thuật hoặc hư hỏng phát sinh từ bộ ly hợp. Không được cho hộp số làm việc khi các răng bánh răng bị vỡ, vì vậy có thể dẫn tới phá hủy toàn bộ hộp số. Khắc phục bằng cách thay mới bánh răng bị vỡ, mẻ nhiều.

- Tự trả số có thể do các bánh răng và khớp nối của bộ đồng tốc bị mòn không đều các bánh răng không ăn khớp hoàn toàn, cơ cấu định vị bị mòn. Khắc phục bằng cách thay các chi tiết mòn.

- Khi sang số có tiếng kêu ở bánh răng là do bộ ly hợp bị hỏng hoặc điều chỉnh không đúng và do sang số không có kỹ thuật. Tiếng kêu mạnh của các bánh răng phát ra lúc ô tô chuyển động là do thiếu dầu ở các bánh răng, các bánh răng bị mòn nhiều hoặc các vòng bi và trục bị lệch. Khắc phục bằng cách kiểm tra dầu nếu cần thiết bổ sung lượng dầu đúng qui định, kiểm tra và điều chỉnh ổ bi của các trục.

- Gài hai số cùng một lúc là do các con trượt hoặc chốt khóa bị mòn. Khắc phục bằng thay mới chi tiết mòn.

- Khó gài số là do các lỗ con trượt bị tắc hoặc han gỉ, các bi bị kẹt trong các rãnh chốt định vị, vòng bi và moay ơ các bánh răng bị mòn, những hiện tượng ấy làm cho các số bị lệch. Khắc phục bằng cách thay mới chi tiết mòn.

Các vòng đệm bị hỏng hoặc bị mòn và vỏ rạn nứt sẽ làm dầu chảy ra ngoài hộp số. Người lái có thể tự thay vòng đệm, cạo sạch lỗ con trượt, chốt định vị và đổ thêm dầu vào các te hộp số. Những hư hỏng khắc phục bằng cách phục hồi hoặc thay các chi tiết mới được thực hiện tại xưởng sửa chữa.

Những hư hỏng thường gặp ở truyền động các đăng

* Dấu hiệu:

Dấu hiệu hư hỏng của truyền động các đăng là khi ô tô dời bánh thì bị giật và có tiếng va đập hoặc nhảy số khi ô tô chuyển động. Khi trục quay bị đảo nhìn thấy bằng mắt thường. Tiếng kêu lạ phát ra từ bích nối của trục các đăng.

108

Trong quá trình sử dụng ô tô, truyền động các đăng, các vòng bi, các chạc chữ thập của khớp các đăng và khớp then hoa trượt có thể bị mòn, trục các đăng có thể bị cong hoặc bị xoắn.

- Trục bị đảo ở vùng tốc độ nào đó là do mòn then hoa.

- Tiếng kêu ở khớp các đăng do ổ bi kim bị mòn hoặc thiếu mỡ, ta phải thay mới hoặc tra mỡ bổ sung.

- Trục các đăng cong cần nắn lại. Khe hở nhỏ ở các vòng bi và giữa các răng của truyền lực chính khắc phục bằng cách điều chỉnh, công việc này phải do thợ máy có kinh nghiệm làm.

- Những hư hỏng của truyền động các đăng khắc phục bằng cách phục hồi hoặc thay thế những chi tiết bị mòn.

Những hư hỏng thường gặp ở truyền lực chính

* Dấu hiệu:

Quá trình sử dụng xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: các bánh răng hoạt động phát ra tiếng ồn lớn, chảy dầu ở vỏ cầu, trục các đăng bị đảo, xe không thể chuyển động.

* Nguyên nhân và khắc phục:

- Răng bánh răng bị mòn hoặc sứt mẻ, do quá tải và người điều khiển không đúng kỹ thuật khiến xe bị giật gây va đập đầu răng các bánh răng. Nếu mòn ít thì khắc phục bằng cách điều chỉnh các ổ bi, nếu hư hỏng nặng cần tiến hành sửa chữa hoặc thay mới chi tiết hỏng.

- Vòng chắn dầu bị mòn hoặc hư hỏng phải tiến hành thay thế.

- Dầu rò chảy ở các chỗ nối của các te cầu sau, khắc phục bằng thay đệm. - Bán trục bị vặn, rãnh trục bị mòn, ê cu mặt bích bán trục với moay ơ bị lỏng hoặc các gu giông bị đứt.

- Trong trường hợp các răng bánh răng của truyền động chính và của bộ vi sai bị sứt mẻ thì ô tô không thể tự chuyển động.

- Tiếng ồn lớn khi xe hoạt động là do khe hở ổ trục bánh răng côn chủ động tăng, sự ăn khớp răng không đúng, cần tiến hành điều chỉnh.

4.2.3. Điều chỉnh và bôi trơn a. Ly hợp a. Ly hợp

Kiểm tra và điều chỉnh

Sau mỗi 8000 km của ly hợp cần điều chỉnh hành chỉnh tự do của ly hợp. Trị số điều chỉnh 30 ~ 40 mm.

Hình 4.2: Cách kiểm tra hành trình tự do ly hợp

Cách kiểm tra: đạp nhẹ lên bàn đạp ly hợp và đo hành trình của bàn đạp, nếu không đạt trị số qui định cần tiến hành điều chỉnh.

Cách điều chỉnh:

Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp thay đổi nhờ điều chỉnh đai ốc có

Một phần của tài liệu Khảo sát động lực học chuyển động thẳng ô tô vận tải CA 1097K2 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)