Điều chỉnh và bôi trơn

Một phần của tài liệu Khảo sát động lực học chuyển động thẳng ô tô vận tải CA 1097K2 (Trang 109 - 128)

a. Ly hợp

Kiểm tra và điều chỉnh

Sau mỗi 8000 km của ly hợp cần điều chỉnh hành chỉnh tự do của ly hợp. Trị số điều chỉnh 30 ~ 40 mm.

Hình 4.2: Cách kiểm tra hành trình tự do ly hợp

Cách kiểm tra: đạp nhẹ lên bàn đạp ly hợp và đo hành trình của bàn đạp, nếu không đạt trị số qui định cần tiến hành điều chỉnh.

Cách điều chỉnh:

Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp thay đổi nhờ điều chỉnh đai ốc có mặt cầu lắp ở đầu thanh kéo nối với nạng gạt ly hợp trên hình vẽ 4.3. Thay đổi chiều dài hiệu dụng của thanh kéo sẽ làm thay đổi hành trình tự do của bàn đạp ly hợp.

Tiến hành điều chỉnh:

Nới lỏng đai ốc hãm ở ngoài đai ốc có mặt cầu, vặn đai ốc có mặt cầu để điều chỉnh độ dài hiệu dụng của thanh kéo, vặn đai ốc vào sẽ làm giảm hành trình tự do, nới đai ốc ra sẽ làm tăng hành trình tự do. Sau khi điều chỉnh tiến

110

hành xiết chặt đai ốc hãm. Sau khi điều chỉnh cần khởi động lại động cơ và kiểm tra hoạt động của ly hợp.

Hình 4.3: Sơ đồ dẫn động điều khiển ly hợp DS 350

1- Thanh kéo, 2- Đai ốc hãm, 3- Giá bắt, 4- Vít điều chỉnh độ căng lò xo hồi vị ly hợp.

Chú ý:

- Nếu hành trình tự do của ly hợp nhỏ quá sẽ làm cho ô bi tỳ của ly hợp mòn và hỏng nhanh và ly hợp dễ bị trượt, do ly hợp đóng không hoàn toàn. Hành trình lớn quá sẽ làm cho ly hợp tách không hoàn toàn, số vào khó và đĩa ma sát bị mòn nhành.

- Điều chỉnh lực căng của lò xo hồi vị bàn đạp ly hợp: Khi lực lò xo hồi vị không đủ có thể thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của vít chỉnh (chi tiết 4 trên hình vẽ), vít này một đầu có lỗ móc lò xo, một đầu có ren để điều chỉnh thay đổi chiều dài làm việc.

- Khi điều chỉnh, nới lỏng đai ốc hãm rồi xoay đai ốc điều chỉnh theo chiều dài làm việc của vít. Vặn đai ốc vào sẽ làm tăng lực của cơ cấu hồi vị bàn đạp, nới ra sẽ làm giảm lực của cơ cấu hồi vị. Sau khi chỉnh móc đầu móc của lò xo phải vuông góc với mặt phẳng ngăng tránh cho móc lò xo bị cọ vào khung, cuối cùng xiết chặt đai ốc hãm.

- Trong quá trình lắp ráp và sử dụng bộ ly hợp DS 350 không cần phải có điều chỉnh nào thêm ở phần bên trong.

- Ổ by tỳ của ly hợp có kí hiệu 986813-00 loại bôi trơn vĩnh cửu. Khi bảo dưỡng không được ngâm vào xăng hoặc dầu mà chỉ dùng giẻ sạch lau bên ngoài. Nếu ổ bi kẹt cần thay thế.

- Thường xuyên kiểm tra làm sạch dầu, bùn đất bám che kín nắp thông gió của ly hợp để ly hợp thông gió và tản nhiệt tốt.

- Cân bằng động của cụm trục khuỷu, bánh đà, ly hợp được đảm bảo bằng 8 bu lông bắt giữ vỏ ly hợp với bánh đà. Độ dầy mỏng của các bu lông này là khác nhau. Khi tháo ly hợp cần chú ý đến vị trí lắp của các bu lông này, đánh dấu vị trí các bu lông để khi lắp lại cho đúng vị trí cân bằng động của cụm tổng thành.

b. Trục các đăng

Kiểm tra và điều chỉnh

Hình 4.4: Kiểm tra trục các đăng

Sau 8000 km vận hành cần kiểm tra khe hở hướng trục của ổ đỡ trung gian của trục truyền.

Cách kiểm tra: dựng tay lắc, đẩy trục theo chiều dọc nếu cảm nhận thấy rõ rệt khe hở (khi đó khe hở hướng trục vượt quá 0,30 mm) thì phải tiến hành điều chỉnh. Khe hở này nếu vượt quá 0,30 mm sẽ làm xuất hiện dao động của trục, gây ồn trong ổ đỡ vì vậy cần kịp thời điều chỉnh.

112

Hình 4.5: Tra mỡ ổ bi kim nạng chữ thập

Cứ sau 2000 km phải bơi trơn ổ đỡ trung gian, nạng trục then hoa và ổ bi kim của trục chữ thập của khớp các đăng. Đối với ô tô hoạt động trên đường nhiều bụi, bẩn thì thời gian để bôi trơn truyền động các đăng rút ngắn hai lần.

Trong khi bơm mỡ bôi trơn cho ổ đỡ trung gian, quan sát thấy xuất hiện mỡ từ nắp ổ bi đẩy ra mới thôi.

c. Ổ đỡ trung gian

Hình 4.6: Ổ đỡ trung gian

1- Đai ốc bắt mặt bích nối, 2- chốt chẻ

Lắp ổ đỡ trung gian: khi ép ổ bi vào đầu trục truyền chú ý sao cho vòng trong ổ bi không bị vênh, lệch. Xiết chặt đai ốc giữ mặt bích với mô men xiết 250 Nm rồi hãm bằng chốt chẻ.

Bôi trơn

Khi lắp tổng thành ổ đỡ trung gian phải nhét mỡ gốc L số hiệu 2 qua chỗ khuyết trờn miệng của vòng chắn mỡ tới khoảng 1/2 không gian bên trong giữa ổ bi và vòng chắn mỡ

Chú ý:

- Khi lắp trục truyền phải lắp theo dấu nguyên bản (giữa nạng trượt với ống và dấu trên mặt bích lắp).

- Không được lắp ngược trục truyền động.

- Khi xuất xưởng, trục truyền đã được kiểm tra và xử lý cân bằng động. Lúc bảo dưỡng cần tránh gây va đập làm biến dạng trục để đảm bảo độ cân bằng động của trục.

d. Hộp số

Thay dầu hộp số

Trong quá trình vận hành, cứ sau 800 km cần kiểm tra mức dầu hộp số, nếu thiếu cần bổ sung tới mức qui định.Khi thay dầu cần phải xả sạch dầu cũ trong đáy dầu hộp số rồi mới đổ dầu mới vào.Khi bổ sung phải đổ dầu tới mức ngang bằng miệng đổ dầu trên thành hộp số .

- Loại dầu bôi trơn hộp số 80W/90 hoặc loại dầu dùng cho xe phổ thông (SH035092). Lượng dầu cần đổ khoảng 7 lít (nếu kèm theo hộp trích công suất - 7,5 lít).

Chu kỳ thay dầu:

- Xe mới hết thời kỳ rà trơn (sau 2500 km). - Sau mỗi quãng đường vận hành 24000 km.

114

Hình 4.7: Thay dầu hộp số

1- Nút thông hơi; 2- Nút đổ dầu; 3- Nút xả dầu.

Chú ý:

- Phải thực hiện thay dầu ở trạng thái xe vừa vận hành, dầu trong hộp số còn nóng (lưu ý tránh vung dầu nóng gây thương tích).

- Làm sạch các tạp chất, cặn bẩn trên mặt nút xả dầu, thay đệm nút mới trước khi xiết chặt nút.

- Làm thông các nút thông khí trên mặt hộp số.

e. Truyền lực chính

Kiểm tra điều chỉnh

Ta kiểm tra vết ăn khớp của các cặp bánh răng, vì vết ăn khớp liên quan tới áp suất tiếp xúc mặt răng, ảnh hưởng tới tải trọng động tác dụng lên răng.

Kiểm tra và điều chỉnh sự ăn khớp của cặp bánh răng côn ta tiến hành điều chỉnh ổ bi đỡ bộ vi sai sau đó tiến hành điều chỉnh vết ăn khớp của cặp bánh răng côn và cặp bánh răng trụ bị động như hình 4.8.

Hình 4.8: Điều chỉnh ăn khớp Thay dầu cầu chủ động

Cứ sau 8000 km cần kiểm tra mức dầu, nếu thiếu phải bổ sung. Nút có ren của lỗ đổ dầu bố trí ở thành phía trên của truyền lực chính, mức dầu đỏ phải đạt ngang mức của lỗ này. Dầu bôi trơn cầu sau có cùng ký hiệu với dầu bôi trơn hộp số, lượng dầu là 5 lít.

Thời gian làm việc lâu dài của truyền lực chính và các ổ đỡ phụ thuộc nhiều vào chất lượng và độ sạch của dầu. Không cho phép dùng các loại dầu khác.

116

Trước khi đổ dầu mới vào cầu phải dùng dầu hỏa hoặc dầu loãng rửa sạch sơ bộ. Ngay sau khi xả dầu cũ (nên xả dầu còn nóng ngay sau khi kết thúc công việc), đổ vào vỏ cầu từ 2-3 lít dầu loãng hoặc dầu lửa, kích cầu chủ động lên và khởi động động cơ và gài số thấp, cho làm việc từ 1-2 phút, sau đó xả hết dầu loãng hoặc dẩu hỏa ra, vặn chặt nút xả lại và đổ dầu mới ngang với miệng lỗ đổ dầu.

Hình 4.9: Thay dầu cầu chủ động

Chu kỳ thay dầu:

- Sau khi chạy rà xong (sau 2500 km)

- Sau đó chu kỳ thay dầu là sau mỗi hành trình 24000km. - Thay đổi khi đổi thời vụ làm việc.

Chú ý:

- Kiểm tra mức dầu bôi trơn ở trạng thái nguội nhưng khi thay dầu thì thay ở trạng thái nóng vì lúc này dầu mới có thể xả hết được.

- Trong khi đổ dầu vào không nên quay các trục vì dầu dính vào các bánh răng, làm tăng mức dầu cho phép.

- Làm sạch các tạp chất, cặn bẩn trên mặt nút xả dầu. - Làm thông nút thông khí của cầu.

KẾT LUẬN

Qua một thời gian nỗ lực cố gắng cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo NGUYỄN VĂN TRÀ cùng các thầy trong Bộ môn Ôtô quân sự em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời gian, đảm bảo chất lượng. Nội dung đồ án đã thực hiện được như sau:

1. Phân tích kết cấu hệ thống truyền lực của xe tải CA 1097K2.

2. Thiết lập mô hình toán học của xe bánh lốp 2 cầu chủ động trong chuyển động phẳng.

3. Thiết lập mô hình toán học mô tả động lực học các cụm trong hệ thống truyền lực cơ khí của xe bánh lốp 2 cầu chủ động.

4. Xây dựng mô hình mô phỏng động lực học chuyển động phẳng của xe có bánh lốp 2 cầu chủ động bằng phần mềm Matlab & Simulink. Áp dụng vào khảo sát động lực học chuyển động thẳng xe tải CA 1097K2 với các chế độ: xe chuyển động khi không tải, xe chuyển động khi toàn tải, xe chuyển động khi lên dốc.

Do thời gian có hạn nên trong phần lấy số liệu và vẽ 3D mô hình kết cấu các cụm truyền lực của xe chưa đạt độ chính xác cao. Quá trình thu thập tài liệu còn hạn chế nên nội dung phân tích kết cấu hệ thống truyền lực của xe còn nhiều thiếu sót. Mặt khác do điều kiện thực tế cũng như khả năng có hạn của bản thân nên đồ án sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy và các đồng chí để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện. Hướng phát triển của đồ án là :

- Khảo sát động lực học quay vòng của xe.

- Khảo sát động lực học của xe trong quá trình phanh xe.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo NGUYỄN VĂN TRÀ cùng các thầy trong Bộ môn Ôtô quân sự, Khoa Động lực đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Công Ty Tập Đoàn Xe Số 1 Trung Quốc (6/2003), Hướng dẫn sử dụng

xe tải CA 1097K2.

2. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên (1985), Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo (tập 2,3), Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

3. Phan Nguyên Di (1988), Cơ học hệ nhiều vật, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội.

4. Khoa Động lực – Học viện Kỹ thuật Quân sự (2002), Lý thuyết ô tô quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.

5. Vũ Đức Lập (2001), Ứng dụng máy tính trong tính toán xe quân sự,

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Phùng Quang (2006), Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều

khiển tự động, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh

7. Natick, MA (2001), SimDriveline User’s Guide, The Mathworks, Inc.Version 1.

8. J.Y. Wong (2001), Theory of ground Vehicles, Carleton University, Canada.

Các trang Web tham khảo <1>http://www.mathworks.com/products/simulink/demos.html?file=/prod ucts/demos/shipping/simulink/sldemo_clutch.html <2>http://www.auto333.com/product_details/36977/Clutch_pressure_plat e__CA151__%28DS350%29__%EF%BC%888%C3%97%D0%A412.7% EF%BC%89_.htm <3>http://www.mapeng.net/news/mechanical_design_course/2010/3/map eng_103272116143118.html <3>http://zyqc.cc/Article/Detail/63821 <4>http://www.xueche88.com/news_5414_2.html <5>http://www.docin.com/p-151764637.html <6>http://www.3dportal.cn/discuz/redirect.php?tid=858457&goto=lastpo st <7>http://www.qp120.com/viewthread.php?tid=2313 PHỤ LỤC 1

THÔNG SỐ VẼ MÔ HÌNH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE CA 1097K2

120

Hình 1.1: Hình dáng ngoài xe tải CA 1097K2

Hình 1.3: Tháo nắp hộp số

122

Hình 1.5: Bánh răng côn chủ động truyền lực chính

Hình 1.6: Bán trục

2. Các thông số chính

* Động cơ CA 6DE2-16:

- Kích thước bao (dài x rộng x cao): 1287x680x1023 mm

* Ly hợp DS 350: - Vỏ ly hợp + Đường kính vỏ ly hợp: 381 mm. + Chiều cao vỏ ly hợp: 71 mm. + Dầy: 2 mm. - Đĩa ma sát: + Đường kính ngoài: 352 mm. + Đường kính trong: 216 mm. - Đĩa ép:

+ Đường kính trong và ngoài tương tự như đĩa ma sát. + Dầy: 22 mm.

* Hộp số CA 6T123:

- Kính thước bao (dài x rộng x cao) : 446x294x430 mm. - Độ dầy trung bình của vỏ: 20 mm.

- Đường kính trong bưởng ly hợp: 448 mm.

- Khoảng cách từ mặt lắp ghép bưởng ly hợp với động tới mặt bích trục bị động là: 813 mm.

- Khoảng cách trục hộp số: 123 mm.

- Tổng khối lượng toàn bộ hộp số là: 148 kg. - Thông số các bánh răng hộp số như sau:

Cặp bánh răng chủ động Z5=24, dầy: 25 mm Z’5= 40, dầy: 23 mm Cặp bánh răng số 6 Z6= 20, dầy: 25 mm Z’6= 20, dầy: 25 mm Cặp bánh răng số 4 Z4= 30, dầy: 25 mm Z’4= 35, dầy: 23 mm Cặp bánh răng số 3 Z3= 38, dầy: 25 mm Z’3= 27, dầy: 23 mm Cặp bánh răng số 2 Z2= 47, dầy: 30 mm Z’2= 20, dầy: 25 mm Cặp bánh răng số 1 Z1= 43, dầy: 40 mm Z’1= 11, (trục răng) Cặp bánh răng số lùi ZL= 40, dầy: 25 mm Z’L= 23, dầy: 25 mm

124

* Truyền lực chính kép:

- Bánh răng côn chủ động: 12 răng, dầy: 41 mm, góc nghiêng răng: 30o. - Bánh răng côn bị động: 25 răng, góc nghiêng răng: 30o.

- Bánh răng trụ chủ động: 15 răng, dầy 60 mm, goc nghiêng răng 9o. - Bánh răng trụ bị động: 45 răng, dầy 55 mm, góc nghiêng răng 9o.

- Khoảng cách giữa đường tâm trục bánh răng côn bị động và đường tâm trục bánh răng trụ bị động là: 200 mm.

- Bán trục:

+ Chiều dài: 1020 mm

+ Đường kính trục bán trục: 50 mm

+ Đường kính phần trục chế tạo then hoa: 53 mm (gồm 16 rãnh then) + Đường kính mặt bích bán trục: 170 mm.

+ Đường kính vỏ cầu : 390 mm.

Các thông số khác sử dụng theo thông số nhà sản xuất cung cấp và thông số tham khảo từ trang các Web tài liệu của Trung Quốc và các thông số của xe ZIL-130.

PHỤ LỤC 2

XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ ĐẦU VÀO CỦA MÔ HÌNH MÔ PHỎNG

Hình 2.1: Mô hình 3D kết cấu của xe CA 1097K2 khi không tải

Hình 2.2: Mô hình 3D kết cấu của xe CA 1097K2 khi toàn tải

126

Hình 2.4: Mô hình mô phỏng khối lắp ráp động cơ-ly hợp-hộp số của xe CA 1097K2

Hình 2.6: Mô hình khối bánh răng truyền lực chính-cụm vi sai và bánh xe cầu chủ động của xe CA 1097K2

2. Các giá trị mô men quán tínhcủa các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực xe CA 1097K2 nhận được qua xây dựng mô hình kết cấu:

- Mô men quán tính động cơ: Jđộng cơ = 0,375 kg.m2.

- Mô men quán tính ly hợp: + Jchủ động = 0,25777 kg.m2. + Jbị động = 0,02973 kg.m2. - Mô men quán tính hộp số: + J chủ động = 0,1064 kg.m2. + Jbị động = 0,0183 kg.m2. - Mô men quán tính cầu xe: + J chủ động = 0,00416 kg.m2.

128

+ Jbị động = 0,3594 kg.m2. - Mô men quán tính bánh xe: + J bánh xe = 10,884 kg.m2.

3. Xác định tọa độ trọng tâm của xe:

- Xác định tọa độ trọng tâm của xe trên mô hình kết cấu 3D của xe vẽ bằng phần mềm Inventor 2010 trong hai trường hợp như trên hình 1.1 và 1.2:

Một phần của tài liệu Khảo sát động lực học chuyển động thẳng ô tô vận tải CA 1097K2 (Trang 109 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)