Khảo sát thời gian chưng cất hỗn hợp

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu chiết tách thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá trầu không ở Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 43 - 44)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.4.3. Khảo sát thời gian chưng cất hỗn hợp

Mục đích: thời gian chưng cất có vai trò quyết định lượng tinh dầu thu được. Nếu chưng cất trong thời gian quá ngắn thì lượng tinh dầu trích ly chưa hết hoàn toàn hay nó vẫn tồn tại trong tế bào, làm giảm thể tích tinh dầu thu được. Ngược lại, nếu chưng cất trong thời gian quá dài, thì vừa tốn thời gian, vừa tốn hao năng nượng và tinh dầu sẽ bị biến đổi màu lẫn mùi, chất lượng giảm đi rất nhiều.

Thực nghiệm: Xác định thời gian chưng cất nhằm tìm ra thời gian mà lượng tinh dầu khi chưng cất được nhiều nhất, tránh lãng phí thời gian nghiên cứu, cũng như tiêu hao điện khi gia nhiệt.

Thực nghiệm này được tiến hành theo thời gian chưng cất thay đổi lần lượt là: 180 phút; 210 phút; 240 phút; 270 phút; 300 phút.

Cách tiến hành: Lấy 500g lá trầu đã xửlý sau đó cắt nhỏ, thêm vào một lượng nước với tỷ lệnước/nguyên liệu được chọn ở lô thực nghiệm này là: 4/1 (v/w). Sau đó ngâm nguyên liệu trong 1,5 giờ đã chọn ở lô thực nghiệm trước và chuyển vào nồi chưng, lắp hệ thống chưng cất hỗn hợp trong 180 phút; 210 phút; 240 phút; 270 phút;

300 phút dưới áp suất khí quyển. Hỗn hợp sau khi được gia nhiệt sẽ bay hơi và đi qua ống sinh hàn. Tại đây, tinh dầu ngưng tụ khi hơi gặp lạnh, rồi phân thành hai lớp: lớp trên là tinh dầu, lớp dưới là nước. Đọc thể tích tinh dầu thu được trong cột ngưng tụ (có chia vạch thể tích) và so sánh thể tích tinh dầu thu được ở những lần thay đổi thời gian chưng cất khác nhau. Từđó, chọn thời gian chưng cất tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu chiết tách thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá trầu không ở Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)