thống giáo dục quốc dân
Sơ đồ 1.2. Hệ thống giáo dục quốc dân
Nguồn: Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định 1981/QĐ- TTg ngày 18/10/2016
19
Giáo dục mầm non giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự
nghiệp giáo dục con người vì trẻ sẽ nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục một cách khoa học điều độ tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất về mọi mặt. Giai đoạn phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non có tính quyết định đến thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ của trẻ trong suốt cuộc đời. Đây là thời kỳ tăng trưởng về cơ thể và phát triển các mặt trí tuệ, tình cảm, xã hội nhanh nhất, nhân cách bắt đầu hình thành, khối lượng thu hoạch rất lớn nên sự
phát triển trong những năm đó có tác dụng quyết định rất lớn đến toàn bộ tương lai sau này. Ngược lại, những trục trặc về tăng trưởng và phát triển trong thời kỳ này nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể để lại những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng không ít đến việc rèn luyện những năng lực cần thiết
mai sau.
Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng GDMN quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào
sự giáo dục của trẻ tại bậcmầm non.
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lý, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính chất nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở những cấp học tiếp theo và học tập suốt đời.
Mục tiêu giáo dục cụ thể cho từng độ tuổi: trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo chú trọng đến phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát
20
GDMN công lập và GDMN NCL là các thành tố trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN công lập và GDMN NCL đều thực hiện mục tiêu phát triển
GDMN theo quy định của Luật Giáodục và Quy chế hoạt động GDMN.Trước
đây, xã hội thường quan tâm đến các trường công lập (là trường của Nhà nước), được Nhà nước hỗ trợ học phí, bảo đảm về chất lượng giáo dục, còn trường ngoài công lập học phí cao, không đảm bảo về chất lượng, những học sinh nào học kém mới vào trường tư nên mặt bằng chung về trình độ ở các trường tư thấp, sức cạnh tranh yếu. Ngày nay, trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục thì sự ra đời, phát triển loại hình trường ngoài công lập là tất yếu, khách quan. Tuy nhiên, vẫn còn lối tư duy tiêu cực, định kiến đối với các trường mầm non ngoài công lập vì một số trường, lớp ngoài công lập không đảm bảo về chất lượng giáo dục. Do vậy, cần nghiên cứu so sánh giữa GDMN công lập và GDMN NCL
một cách cụ thể để đảm bảo hiệu quả QLNN đối với từng loại hình trường,
nâng cao chất lượng GDMN.
Bảng 1.1. So sánh GDMN công lập và GDMN ngoài công lập
Tiêu
chí GDMN công lập GDMN ngoài công lập
Mục tiêu Thực hiện mục tiêu GDMN, không vì lợi nhuận Thực hiện mục tiêu GDMN, có yếu tố lợi nhuận Chủ thể thành lập
GDMN công lập do cơ quan
Nhà nước thành lập, đầu tư xây
dừng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi
thường xuyên
GDMN NCL do cộng đồng dân
cư, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế
21
Tiêu
chí GDMN công lập GDMN ngoài công lập
Thủ tục
đầu tư/
góp vốn
Nhà nước thành lập và đầu tư Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân
sách nhà nước
Phân cấp quản lý
Trường mầm non do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý. Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng GD&ĐT giúp Uỷ
ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối
với trường mầm non
Trường mầm non do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập; nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập do Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập.
Uỷ ban nhân dân cấp xã phối
hợp với Phòng GD&ĐT giúp
Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối
với các cơ sở GDMN NCL Tổ chức nhà trường Bao gồm: - Hội đồng trường
- Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng)
- Hội đồng thi đua khen thưởng
- Hội đồng kỷ luật - Hội đồng tư vấn - Tổ chức đoàn thể - Tổ chuyên môn Bao gồm: - Hội đồng quản trị (nếu có) - Ban kiểm soát
- Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng)
- Tổ chức đoàn thể
- Tổ chuyên môn
- Tổvăn phòng
22
Tiêu
chí GDMN công lập GDMN ngoài công lập
- Tổvăn phòng
- Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Cơ chế
tài chính
Theo quy định của nhà nước,
đang tiến đến thực hiện tự chủ về
tài chính
Hoạt động trên nguyên tắc tự
nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi; thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán,
nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Nguồn tài chính Từ ngân sách nhà nước, xã hội hoá - Vốn góp của tổ chức, cá nhân thành lập trường và nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt
động hàng năm của nhà trường
- Học phí, lệ phí thu từ người học được sự thống nhất giữa nhà
trường và cha mẹ trẻ, đảm bảo
theo quy định của pháp luật - Lãi tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng
- Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài
nước
- Vốn vay của các ngân hàng, tổ
23
Tiêu
chí GDMN công lập GDMN ngoài công lập
- Hỗ trợ từ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao - Các khoản thu hợp pháp khác Quy định về số trẻ - Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ - Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ - Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ - Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ - Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ - Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ Số trẻ em trong một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có không quá 70 trẻ. - Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ - Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ - Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ - Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ - Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ - Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ Quản lý nhân sự
Đề nghị cấp trên quyết định Tự chủ trong quản lý nhân sự. Hội đồng quản trị hoặc Hiệu
trưởng quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quy định các chế độ chính sách cho giáo viên và nhân viên đảm bảo theo quy
định của luật lao động Quản lý
nội dung,
Theo quy định của BộGD&ĐT Thực hiện theo chương trình
quy định của Bộ GD&ĐT.
24
Tiêu
chí GDMN công lập GDMN ngoài công lập
chương
trình
thêm các phương pháp nước ngoài như Montessori...
Cơ sở
vật chất
Theo quy định của BộGD&ĐT Thực hiện theo quy định của Bộ
GD&ĐT, khuyến khích đầu tư thêm cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp nhu cầu của xã hội
(Nguồn: tác giả tổng hợp năm 2020)
Vai trò của giáo dục mầm non ngoài công lập đối với quá trình giáo dục trẻ là:
- Sự ra đời của GDMN NCL là thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục,
góp phần cùng với loại hình trường mầm non công lập giải quyết nhu cầu gửi trẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu của phụ huynh.
Bên cạnh hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non công lập, số cơ sở mầm
non ngoài công lập (tự thục, dân lập) trong những năm vừa qua phát triển nhanh
chóng về số lượng và chất lượng. Trong điều kiện dân số tăng nhanh, nhu cầu
gửi trẻ ở các thành phố lớn ngày càng cao, thêm vào đó, mức sống của người dân hiện nay cao hơn trước đây nên việc chọn lựa trường tốt nhất cho trẻ cũng được đặt lên hàng đầu. Các trường ngoài công lập ra đời tăng thêm nhiều sự lựa chọn cho các bậc phụ huynh theo yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Các cơ sở GDMN NCL do nhiều tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng
trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, phương pháp và chương trình giảng dạy đa dạng giúp trẻ tiếp cận kỹ năng sống, học tiếng Anh
25
Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập quy định “Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như cơ sở sở công lập”.