Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 46 - 58)

non ngoài công lập ở một số địa phương và bài học rút ra cho quận Hải An, thành phố Hải Phòng

1.6.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở một số địa phương

Huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Tư Nghĩa, tính đến năm học

2016-2017, trên địa bàn huyện Tư Nghĩa có 17 trường, 142 nhóm lớp GDMN công lập và 40 cơ sở tư thục.; có 1076 trẻ trong độ tuổi đến trường, tăng so với

39

những năm học trước là 578 trẻ. Điều này đặt ra QLNN huyện Tư Nghĩa vấn

đề mở rộng quy mô, xây dựng mạng lưới trường lớp để đáp ứng nhu cầu gửi

trẻ của nhân dân kể cả các loại hình công lập và ngoài công lập. Cùng với sự

mở rộng về quy mô trường lớp, công tác quản lý, đầu tư, đẩy mạnh XHH giáo dục được chú trọng, đặc biệt là đối với bậc học mầm non.

Căn cứ hệ thống các văn bản cấp trên, với chức năng là cơ quan QLNN về giáo dục tại địa phương, Phòng GD&ĐT huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, ban hành hệ thống các vănbản chỉ

đạo tới 100% các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện.

Cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về GDMN của huyện Tư Nghĩa, tỉnh

Quảng Ngãicũng được thực hiện theo phân cấp quản lý hiện nay của nhà nước

về giáo dục. Đối với GDMN nói chung, GDMN NCL nói riêng, cơ quan quản lý nhà nước cao nhất là cấp huyện. Công tác thanh, kiểm tra thường xuyên và đột xuất của các cấp đối với các cơ sở GDMN NCL sẽ được thực hiện tăng cường và tích cực hơn. Thông qua đó nhằm thiết lập kỷ cương pháp luật trong hoạt động giáo dục, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, pháp luật của nhà nước, bảo vệ lợi ích của trẻ em và các cơ sở giáo dục.

Thị xã Tân Uyên,tỉnh Bình Dương

Theo báo cáo tổng kết năm học 2017-2018, thị xã Tân Uyên có trên 45%

trẻ được chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 26,46% trẻ được chăm sóc tại cơ sở giáo dục mầm non công lập, số còn lại được chăm sóc tại

các cơ sở mầm nonngoài công lập. Tính đến thời điểm tháng 12/2018, toàn thị

xã Tân Uyên có 123 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập với 10.519 trẻ, cụ thể: Trường mầm non ngoài công lập có 23 trường; Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có 100 cơ sở, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1.500 trẻ mầm non, mẫu giáo.

40

Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, UBND thị xã Tân Uyên và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Phòng

GD&ĐT và UBND các xã, phường. Sự tham gia của các lực lượng xã hội vào

quá trình đa dạng hoá các hình thức học tập và các loại hình cơ sở GDMN NCL trên địa bàn góp phần làm cho mọi trẻ em được hưởng chăm sóc, nuôi dưỡng,

giáo dục toàn diện.Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được cấp phép

thành lập và hoạt động tănglên theo hàng năm vừa đáp ứng được nhu cầu phát

triển giáo dục, vừa giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học tại các địa phương trên địa bàn thị xã. Công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ quan có chức năng được thực hiện nghiêm túc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Một là, thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch, triển khai kịp thời mọi nội dung chỉ đạo của các các cấp trong quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận.

Hai là, chú trọng công tác xã hội hoá nguồn lực đầu tư, phát triển cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận, chính sự tham gia của các lực lượng xã hội vào GDMN NCL làm cho loại hình này gắn bó với cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng.

Ba là, tiếp tục quan tâm việc thực hiện chính sách và đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các cơ sở GDMN NCL, tạo điều kiện, động viên, khích lệ họ cống hiến và gắn bó lâu dài với giáo dục địa phương.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và đột xuất đối với

các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác sau kiểm tra để tránh những sai phạm cũng như việc đối phó đối với đoàn kiểm tra của các cơ sở giáo dục.

41

Tiểu kết chương 1

Giáo dục mầm non là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đầu tiên, nền tảng cho sự phát triển tính cách và trí tuệ của con người.

GDMN NCL là loại hình giáo dục phổ biến trong xã hội ngày nay, hình thành

và phát triển theo chủ trương xã hội hóa của nhà nước và nhu cầu xã hội.

Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình xã hội hoá giáo dục. Đối với giáo dục mầm non, xã hội hoá là nhu cầu, là qui luật tồn tại và phát triển của bậc học. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, xã hội hoá giáo dục mầm non là một trong những nhân tố hàng đầu để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu huy động tối đa trẻ em đến

trường, phục vụ mục tiêu hình thành nhân cách trẻ em,tạo tiền đề để thực hiện

phổ cập cũng như nâng cao chất lượng giáo dục.

Để GDMN NCL phát huy vai trò trong sự nghiệp phát triển GDMN, thực hiện được mục tiêu của GDMN cần có sự quản lý của nhà nước. Công tác quản lý đối với các cơ sở GDMN nói chung và quản lý cơ sở GDMN NCL nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng

nhu cầu xã hội.Có rất nhiều những yếu tố tác động đến hoạt động của công tác

này, đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước phải không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ và năng lực phù hợp với tình hình mới.

Từ cách tiếp cận cơ sở khoa học, cơ sở lý luận về GDMN NCL, chương

1 đã nêu lên sự cần thiết của QLNN đối với GDMN NCL đó là nhà nước cần

định hướng thường xuyên sự phát triển, điều chỉnh sự phát triển đối với GDMN

NCL, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển GDMN NCL, nâng cao chất lượng

GDMN NCL đáp ứng nhu cầu xã hội.

Những nghiên cứu hoạt động QLNN đối với GDMN NCL của một số địa phương cần được đúc rút để áp dụng rộng rãi trong công tác QLNN về

42

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội quận Hải An, thành phố Hải Phòng

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

QuậnHải An được thành lập theo Nghị định số 106/NĐ-CP ngày

20/12/2002 của Chính Phủ trên cơ sở tách 5 xã thuộc huyện An Hải (cũ) và phường Cát Bi thuộc quận Ngô Quyền, với diện tích 10.492ha, dân số khoảng

77.600 người. Với lịch sử hình thành như vậy, điều kiện kinh tế - xã hội của

quận rất phức tạp, đặc biệt là kém phát triển so với các quận khác. Tuy nhiên, với ưu thế của quận mới có quỹ đất nông nghiệp dồi dào, ưu thế của quận xây

dựng sau, Hải An có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch và xây dựng quận

ngay từ đầu theo hướng hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của

đô thị hiện đại.

43

QuậnHải Anlà quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng; phía

Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên, phía Nam giáp sông Lạch

Tray và huyện KiếnThụy, phía Đông giáp Sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra

biển Bắc Bộ và huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô Quyền, và sông Lạch

Tray. Với vị trí đó,Hải An có thuận lợi cơ bản cả về giao lưu đường bộ và

đường thuỷ. Ngoài ra,Hải An có các đầu mối giao thông quan trọng của thành

phố Hải Phòng, bao gồm các tuyến đường bộ, đường thuỷ (cả đường sông và đường biển), đường sắt và cả đường Hàng không.

Địa bàn quận được bao quanh bởi hệ thống sông Lạch Tray, sông Cấm

có cửa Nam Triệu đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Trục đường giao thông liên tỉnh quan

trọng nhất chạy qua địa bàn quận là Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng, các

tuyến đường Trung tâm thành phố chạy đến quận như: đườngTrần Hưng Đạo,

Lê Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ, Cát Bà; Có Cảng Chùa Vẽ, Cảng Cấm, Cảng Quân Sự và một số Cảng chuyên dùng khác; Có tuyến đường sắt từ Ga Lạc Viên đến Cảng Chùa Vẽ; Có sân bay Cát Bi với năng lực vận chuyển 200.000 lượt hành khách và gần 2.000 tấn hàng mỗi năm. Đây cũng là một trong những điểm lợi thế của quận cần được chú ý khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận.

Toàn bộ lãnh thổ quận được phân thành 6 phường: Đông Hải, Đằng Hải, Đằng Lâm, Nam Hải, Tràng Cát và Cát Bi, với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển khác nhau. Phường Đông Hải có rất ít đất nông nghiệp (khoảng 80ha) nằm rải rác đan xen trong khu dân cư và các doanh nghiệp, còn chủ yếu là đất dành cho các khu công nghiệp Đình Vũ và Vũ Yên. Đằng Hải là phường trung tâm của quận nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp

(158/307ha) với truyền thống trồng hoa. Phường Đằng Lâm có tổng diện tích

tự nhiên khá lớn với 516ha, trong đó đất chuyên dùng là 320ha, đất nông nghiệp

44

đất nông nghiệp, đất chuyên dùng 93ha, diện tích chưa sử dụng trên 76ha. Phường Cát Bi với diện tích 120ha, trong đó, đất ao hồ chiếm tới 32,5ha. Tràng Cát là phường rộng nhất với gần 3000ha đất tự nhiên, trong đó, đất nông nghiệp

là 1.045ha, đất chưa sử dụng với 705ha.

Hải Anmang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, là khu vực ven biển

của vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 32,60C; nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8 (nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 290C), lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 (nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất

là 16,80C).

2.1.2. Đặc điểmkinh tế - xã hội

Trong 05 năm qua, lĩnh vực kinh tế cũng như văn hoá - xã hội ở quận

Hải An luôn được duy trì và phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể:

- Về kinh tế:

Các nhóm ngành kinh tế của quận phát triển ổn định và tăng cao, tốc độ

tăng trưởng bình quân đạt 27,1%/năm. Các chỉ tiêu về kinh tế, thu - chi ngân

sách của nhiệm kỳ được Hội đồng nhân dân quận thông qua đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; tập trung mọi nguồn lực duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gắn với đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng bền vững,

có bước đột phá mới, từng bước tăng trưởng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch

vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; công tác thu ngân sách trên địa bàn luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước.

Kinh tế trên địa bàn quận phát triển khá năng động, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, có bước đột phá theo hướng tập trung quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đẩy nhanh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đã từng

bước cụ thể hoá Kết luận số 28-KL/TU ngày 10/3/2015 của Ban Thường vụ

45

là cửa chính ra biển, đầu mối giao thông trong nước và quốc tế của thành phố; là động lực tăng trưởng chủ yếu của thành phố về dịch vụ và công nghiệp; có đô thị văn minh hiện đại, hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao”. Tập trung khai thác lợi thế, tạo điều kiện thu hút đầu tư, cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch nhanh theo hướng dịch vụ và công nghiệp.

- Về văn hóa - xã hội

Hoạt động văn hóa - xã hội được triển khai đồng bộ và có hiệu quả trên

các mặt công tác. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển vượt bậc, luôn đứng trong tốp đầu của thành phố. Chính sách an sinh xã hội được bổ sung, hoàn thiện trên các lĩnh vực: lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người có công và bảo trợ xã hội. Đời sống nhân dân được cải thiện; nhận thức của người dân về tự bảo đảm an sinh xã hội có tiến bộ. Công tác huy động nguồn lực xã hội cho chính sách xã hội tốt hơn. Cụ thể ở một số mặt công tác nổi bật như:

+ Giáo dục và đào tạo:

Quy mô phát triển giáo dục toàn quận phát triển nhanh, đúng định hướng

và đảm bảo chất lượng. Toàn quận có 45 trường và 54 nhóm lớp với 31.693

học sinh, tăng 07 trường, 31 nhóm lớp và 11.225 học sinh so với năm 2015.

Công tác quy hoạch ngành giáo dục luôn được quan tâm, đã được thành phố phê duyệt bổ sung 65,58 ha đất công trình giáo dục. Sở Xây dựng đã thẩm định

và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt diện tích để xây dựng trường

Tiểu học và trường Trung học cơ sở tại phường Đông Hải 2.

Chất lượng giáo dục luôn đứng trong tốp đầu thành phố, học sinh giỏi các cấp tăng về số lượng và chất lượng giải. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà

giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo, 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ

46

6,9% so với năm 2015. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư cải tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, đảm bảo hoàn thành Nghị quyết đề ra. Xây dựng mô hình giáo dục điện tử, hiện đại hóa công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học.

Thường xuyên khảo sát, đánh giá thực trạng về đội ngũ, cơ sở vật chất,

thiết bị trường học và đối chiếu với từng tiêu chuẩn, tiêu chí của từng cấp học

để xác định mục tiêu ưu tiên đầu tư và hoàn thiện chuẩn. Các bậc học phát triển cân đối, hệ thống trường lớp được quy hoạch, bố trí khá hợp lý, thuận tiện cho

việc đến trường của học sinh. Toàn quận hiện có 14/22 trường công lập đạt

chuẩn quốc gia, bằng 63,6%, (tỷ lệ cao nhất thành phố).

Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đạt được những kết quả quan

trọng: Năm học 2018-2019 huy động 25.827 học sinh ra lớp, tăng 7.583 học

sinh. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp hàng năm đạt 100% (vượt 1% so với chỉ tiêu Nghị

quyết); phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3; phổ cập giáo dục trung học cơ

sở đạt mức độ 3, tỷ học sinh bỏ học trung học cơ sở giảm xuống còn 0,01%, tỷ

lệ học sinh từ 15-18 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99%; phổ cập trung học

và nghề duy trì giữ vững các chỉ tiêu, hàng năm đạt trên 96% (đạt chỉ tiêu Nghị quyết và tăng trên 3% so với năm 2015).

+ Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 46 - 58)