non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng
2.3.1. Triển khai thực hiện các văn bản pháp luật và chiến lược phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập
Căn cứ hệ thống các văn bản cấp trên, với chức năng là cơ quan QLNN
về giáo dục tại địa phương, Phòng GD&ĐT quận Hải An, thành phố Hải Phòng
đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo tới 100% cơ sở GDMN NCL.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 CL NCL
56
Ngành Giáo dụcquậnđã tích cực, chủ động tham mưu với Quận ủy, Ủy
ban nhân dân quận quán triệt toàn Đảng bộ, nhân dân quận tinh thần nghị quyết
05/NQ- CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác xã hội hoá
giáo dục; Nghị quyết 14/NQ-HĐND ngày 21/7/2006 của Hội đồng nhân dân
Thành phố; Quyết định 395/QĐ-UBND ngày 15/3/2007 của UBND Thành phố,
Chương trình hành động số 160/CTr.HĐ ngày 12/2/2007 của Sở GD & ĐT về việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của các lực lượng xã hội
trong công tác giáo dục; Nghị quyết số 30/NQ-TU Ngày 03/12/2009 của Thành
uỷ về phát triển GDMN thành phố Hải Phòng đến năm 2015 và định hướng
2020; Nghị quyết số 17/2009/NQ/HĐND ngày 11/12/2009 Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua Đề án của UBND thành phố về "Ổn định và phát triển
Giáo dục Mầm non Thành phố Hải Phòngđến năm 2015; định hướng đến năm
2020". Tổ chức quán triệt Nghị quyết số 73/NQ-QU ngày 12/9/2011 của Ban
Thường vụ Quận ủy về nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo đến năm
2015, định hướng đến năm 2020; UBND quận xây dựng kế hoạch 113/KH-
UBND ngày 08/11/2011 thực hiện Nghị quyết số 73/NQ- QU, Kế hoạch số
105/KH-UBND ngày 24/10/2011 về thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em 5 tuổi quận Hải An giai đoạn 2011- 2015.
Các cấp chính quyền và phòng chuyên môn (Phòng GD&ĐT) đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định, quy chế chuyên môn và các quy định của pháp luật về hoạt động các cơ sở dục mầm non ngoài công lập; tuyên truyền các văn bản hướng dẫn việc cấp phép, thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động của loại hình giáo dục ngoài công lập theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, vận động, phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục, nhất là trong phát triển loại hình giáo dục mầm non tư
57
Phòng GD&ĐT quận đã chỉ đạo các cơ sở GDMN NCL thực hiện
nghiêm túc công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Chế độ ăn của trẻ theo thực đơn được đảm bảo tại trường với số bữa ăn của trẻ nhà trẻ: 2 chính và 1 phụ, mẫu giáo: 1 chính và 1 phụ; xây dựng thực đơn và chế độ ăn cân đối da dạng, hợp lý đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
theo qui định tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 và Quyết
định 777/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2017; thực hiện nghiêm các quy định về vệ
sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tại cơ sở giáo dục mầm non. 100% trẻ
được ănbán trú tại trường, đảm bảo vệ sinh an toàn trong khâu chăm sóc, nuôi
dưỡng, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Các cơ sở giáo dục đã thực hiện nghiêm túc công tác công khai: Công
khai về chất lượng đội ngũ; công khai cơ sở vật chất điều kiện dạy và học; công
khai tài chính. Chỉ đạo các cơ sở Giáo dục mầm non tuyên truyền phòng chống
dịch bệnh theo mùa như bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sởi, cúm AH1N1 và
đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới trên loa đài, pano…; phối
kết hợp với y tế các phường nếu có bệnh dịch xảy ra.
Ngành GDMN quận đẩy mạnh quy hoạch, rà soát, sắp xếp, phát triển
trường lớp mầm non đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là thực
hiện Kế hoạch số 2649/KH-UBND ngày 14/11/2016 triển khai thực hiện Chỉ
thị 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề phát triển trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020. Kế hoạch phát triển GDMN hàng năm được ngành GDMN quận quan tâm thực
hiện, có rà soát, điều chỉnh kịp thời và nhận được sự đồng tình caocủa các cơ
sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Tuy nhiên qua thực tế, việc triển khai thực hiện của các cơ sở GDMN
58
như tầm quan trọng của các văn bản pháp luật, chiến lược phát triển giáo dục
mầm non ngoài công lậpcủa địa phương.
2.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách đối với giáo dục mầm non ngoài công lập
Thực hiện Nghị quyết số 07/2013/NQ-HĐND ngày 25/7/2013 của Hội
đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách xã hội hóa
giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao trên địa bàn thành
phố giai đoạn 2013-2016, định hướng đến 2020; Quyết định số 503/2015/QĐ-
UBND ngày 05/3/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định chi tiết thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Sở GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo tích cực làm tốt
công tác tuyên truyền với chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức xã hội,
cộng đồng dân cư, các bậc phụ huynh. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân quận Hải An đã triển khai các giải pháp tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư
thông thoáng để khuyến khích, thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục
mầm non; thực hiện Chương trình hành động số 35-CTr/QU ngày 24/1/2018
của Ban thường vụ Quận ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII: Tạo điều kiện cho một số trường mầm non công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa tốt chuyển đổi mô hình từ mầm non công lập ra mầm non ngoài công lập.
Công tác xã hội hoá giáo dục trong lĩnh vực GDMN được đẩy mạnh góp phần huy động được nguồn lực đáng kể từ các bậc phụ huynh, các tổ chức xã
hội, các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
đồ dùng thiết bị và hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên cho các nhà trường. Nhiều phụ huynh, tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào quá trình tổ chức các
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các
59
đầu tư xây dựng trường mầm non trên địa bàn quận, thực hiện chuyển đổi một số trường công lập ra ngoài công lập ở những nơi có điều kiện xã hội hóa tốt. Khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng và phát triển trường mầm non chất lượng cao.
Tranh thủ nguồn lực đầu tư, tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để phát triển giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Ngoại vụ tiếp nhận tình nguyện viên Hàn Quốc đến hỗ trợ tại trường mầm non Nam Hải, quận Hải An, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm hay về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tiếp cận với nền GDMN tiên tiến trên thế giới. Hiện tại trường mầm non Nam Hải đã được tổ chức KOICA tài trợ kinh
phí xây dựng phòng học thể chất trên diện tích 300m2với các trang thiết bị hiện
đại và một tình nguyện viên về hỗ trợ, chuyển giao kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực Giáo dục mầm non.
Qua khảo sát 250 giáo viên đang công tác tại các cơ sở GDMN NCL trên
địa bàn quận để xác định tính ổn định trong công việc thu đượckết quả sau:
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ giáo viên muốn chuyển sang công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập
Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2020
69.2 % 27.2%
3.6%
60
Có thể thấy phần lớn tâm lý giáo viên của các cơ sở GDMN NCL đều
muốn chuyển công tác sang các cơ sở công lập (chiếm tỷ lệ 69,2%). Theo kết
quả khảo sát thu được, tỷ lệ giáo viên mầm non muốn chuyển từ các cơ sở ngoài
công lập sang công lập là một tình trạng đáng quan tâm và xem xét từ nhiều
khía cạnh. Bởi lẽ khi quyền lợi không được đảm bảo một cách chính đáng, chủ
đầu tư các cơ sở GDMN còn manh mún, không có tính lâu dài thì sự nhiệt huyết
với công việc, tinh thần công hiến của những giáo viên làm việc tại các cơ sở
GDMN NCL sẽ không cao. Đây là một trong những yếu tố có tác động không nhỏ đến chất lượng giáo dục tại các cơ sở mầm non ngoài công lập nói riêng và hệ thống GDMN NCL nói chung. Thiết nghĩ cần có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan nhà nước, của các cấp ban ngành có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trong khu vực này.
Bên cạnh đó việc thực hiện chính sách, đãi ngộ đội ngũ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã bước đầu được quan tâm nhiều hơn, thể hiện qua bảng khảo sát 251 cán bộ, giáo viên của các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận như sau:
Bảng 2.3. Ý kiến về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
TT Nội dung Ý kiến (%) Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 1
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tăng nhanh trong những năm
gần đây
61 TT Nội dung Ý kiến (%) Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác
2 Đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên thay
đổi liên tục, thiếu tính ổn định 79,3 19,5 1,2
3 Đội ngũ giáo viên đa số là ngoại thành, tỉnh
ngoài 75,3 22,3 2,4
4
Đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên
thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức
82,9 16,3 0,8
5
Việc ký kết hợp đồng lao động cho đội ngũ
giáo viên, nhân viên được thực hiện nghiêm
túc, thường xuyên, đúng quy định
86,5 12,4 1,1
6 Đội ngũ giáo viên, nhân viên được đóng bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tếđầy đủ 75,3 21,5 3,2
7
Có giải quyết chế độ nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ lễ trong năm theo quy định của Luật
lao động
78,5 20,3 1,2
8 Có khen thưởng thi đua trong tháng, kết
thúc học kỳ, cuối năm học 82,5 17,5 0,0
Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2020
Đối với các cơ sở GDMN NCL, có thể thấy phần lớn các cán bộ, giáo
viên, nhân viên đều được ký hợp đồng lao động, hưởng lương đảm bảo mức
lương tối thiểu vùng và được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.Bên cạnh đó,việc
62
sự phấn đấu nỗ lực trong công táccũng đã được thực hiện, đây chính là phương
thức hiệu quả tạo động lực làm việc cho người lao động.
2.3.3. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ngoài công lập
Về tổ chức bộ máy và nhân sự QLNN đối với GDMN NCL trên địa bàn
quận Hải Antính đến thời điểm hiện tại gồm 01 Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
phụ trách công tác Văn hoá - Xã hội (trong đó có GDMN), Phòng GD&ĐT có
01 lãnh đạo phòng phụ trách GDMN, 02 chuyên viên GDMN (trong đó có 01 đồng chí là giáo viên ở trường Mầm non công lập trong quận được trưng dụng
công tác tại phòng GD&ĐT). Ngoài ra, ở cấp phường, mỗi phường có 01 Phó
Chủ tịch UBND phường phụ trách, 01 công chức Văn hoá - Xã hội kiêm nhiệm
theo dõi giáo dục (bao gồm các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) trên
địa bàn phường. Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND quận
tăng cường sự phối hợp, tham gia của Ban Giám hiệu các trường mầm non công lập trong công tác quản lý đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận.
Qua khảo sát 251 cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở GDMN NCL
trên địa bàn quận đã đánh giá về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong
QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL khá tốt, cụ thểnhư sau:
Bảng 2.4. Đánh giá về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL
Cơ quan được đánh giá Mức độ đánh giá (%)
Rất tốt Tốt Chưa tốt Phân vân
UBND quận 39,8 51,7 6,5 2,0
UBND Phường 32,4 48,7 15,6 3,3
Phòng Giáo dục và Đào tạo 40,2 54,3 4,8 0,7
63
Xét về năng lực và trình độ chuyên môn, lãnh đạo, chuyên viên Phòng
GD&ĐTcùng đội ngũ Ban Giám hiệu các trường đều đã được bồi dưỡng kiến
thức QLNN theo ngạch chuyên viên hoặc chuyên viên chính, có trình độ lý luận
chính trị từ trung cấp trở lên, hầu hết đã tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý giáo dục
hoặcxuất thân là giáo viên có nhiều năm giảng dạy và đã từng là cán bộ quản
lý trường mầm non nên cơ bản có nhiều kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực
quản lý bậc học.
GDMN NCL được quản lý bởi nhiều cơ quan, trong đó cho phép hoạt động chịu sự quản lý trực tiếp của UBND cấp quận (đối với trường mầm non ngoài công lập), UBND cấp phường (đối với nhóm, lớp mầm non ngoài công lập); quản lý trực tiếp về chuyên môn là Phòng GD&ĐT; cơ sở vật chất phụ
thuộc vàochủ đầu tư; kinh phí hoạt động do chủ đầu tư quy định và thoả thuận
với phụ huynh.
Việc phối hợp và tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội vào quản lý GDMN NCL theo quy định của UBND quận, UBND phường có tham gia của
trường MN công lập và phòng GD&ĐT.Hiện nay chưa có văn bản nào nêu cụ
thể về quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong việc tham gia, phối hợp, tư vấn, giám sát các trường, nhóm lớp ngoài công lập
nên vẫn còn nhiều bất cập. Tuy nhiên các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn,
dưới sự chỉ đạo của UBND cấp phường bước đầu đã tham gia và phối hợp trong việc quản lý các nhóm lớp ngoài công lập, trong đó đáng kể nhất là vai trò của Tổ dân phố và Hội phụ nữ. Ngoài ra, Tổ trưởng dân phố được giao trách nhiệm
báo lên UBND phường về tình hình hoạt động của các nhóm lớp để phối hợp với Phòng GD&ĐT thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra các điều kiện của nhóm lớp, hỗ trợ các thủ tục để thành lập nhóm lớp và giám sát trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, tổ dân phố còn thể hiện vai trò chủ động trong
64
việc quyên góp ủng hộ và tặng quà cho trẻ em trên địa bàn trong các dịp lễ, tết hay trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
2.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở giáo dụcmầm non ngoài công lập
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở