Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 78 - 86)

mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong thời gian qua, Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chỉ đạo của các cấp đã luôn chú trọng trong việc quản lý và phát triển

bậc học mầm non, đặc biệt là mầm non ngoài công lập. Cụ thể:

Thứ nhất, công tác triển khai các văn bản quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời; việc xây dựng quy hoạch,

kế hoạch hoá thực hiện chiến lược phát triển GDMN, GDMN NCL theo từng

thời kỳ, giai đoạn được chú trọngvà nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía các

cơ sở GDMN trên địa bàn quận.

Thứ hai, công tác phổ cập được tập trung chỉ đạo và triển khai đạt hiệu

71

hàng năm 100% trẻ 5 tuổiđược đến lớp học với các loại hình đáp ứng yêu cầu

qui định.

Thứ ba, thực hiện đầy đủ cácchính sách của thành phố, của quận đối với

GDMN NCL, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát huy mọi nguồn lực trong xã

hội để đầu tư cho giáo dục, như việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ

dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Qua đó nhận thấy được

sự hình thành, tồn tại và phát triển của các cơ sở này là tất yếu, khách quan

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trước mắt là ổn định

đời sống gia đình cho công nhân và dân nhập cư nên bậc học này luôn được

quan tâm, chú trọng đặc biệt. Đã triển khai, thực hiện chương trình, các chính sách hỗ trợ thiết thực cho trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình công nhân lao động trong các khu công nghiệp, chế xuất và nơi khó khăn khác.

Thứ tư, bộ máy tổ chức QLNN đối với các cơ sở giáo dục mầm non được

kiện toàn, đội ngũ công chức nhiệt tình và trách nhiệm. Trên thực tế, đội ngũ

giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non của quận phát triển cả về số

lượng và chất lượng, đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo

quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức Hội thảo, chuyên đề các cấp nhằm tháo gỡ những vấn đề khó, vướng mắc trong chuyên môn để nâng cao chất lượng đội ngũ. Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở GDMN NCL cũng được quan tâm, được tham gia những lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới; bước đầu được

hưởng những chính sách hỗ trợ phù hợp của các cấp chính quyền.

Thứ năm, công tác thanh kiểm tra đối với GDMN NCL đã được tổ chức

theo định kỳ và đột xuất, đây chính là thước đo cho sự phát triển và hoạt động hiệu quả của các cơ sở GDMN NCL. Hoạt động QLNN của các cấp trên địa bàn quận đối với GDMN NCL đã có những điều chỉnh cơ bản, tuy chưa thể hiện tính đặc thù của GDMN NCL nhưng phần nào thể hiện tính thích nghi, tập

72

trung và quyết tâm cao trong QLNN đối với các cơ sở giáo dục này. Phòng GD&ĐT chủ trì thực hiện chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát thực hiện chương trình,

quy chế chuyên môn, hoạt động giáo dục phần nào giảm bớt tình trạngbất chấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chạy theo lợi nhuận.

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN đối với GDMN NCL trên địa bàn quận Hải An vẫn còn những hạn chế sau:

Thứ nhất,công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật và chiến

lược phát triển GDMN NCL trên địa bàn quận của các cơ sở GDMN NCL đã

được thực hiện tuy nhiên còn mang tính hình thức, nhiều người chưa thực sự

hiểu rõ về những nội dung, chính sách được đề cập.

Thứ hai, chế độ chính sách đối với các cơ sở GDMN NCL còn bất cập

so với yêu cầu hỗ trợ chuyên môn và quản lý của các trường mầm non công

lập, chưa có chế độ hỗ trợ cho các trường mầm non công lập trên địabàn quận

trong việc hỗ trợ nhóm trẻ độc lập tư thục dẫn đến hiệu quả hỗ trợ chưa cao. Quá trình xã hội hoá giáo dục chưa phát huy hết giá trị, chính sách của địa phương về ưu đãi, hỗ trợ thu hút đầu tư thành lập các cơ sở GDMN NCL như miễn giảm thuế, bố trí quỹ đất, hỗ trợ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho các cơ

sở GDMN NCL chưa thực hiện triệt để. Quận Hải An có diện tích khá rộng,

người lao động đến làm việc tại các khu công nghiệp, công ty không ở tập trung, hơn nữa các khu công nghiệp chưa có cơ sở giáo dục mầm non dành riêng cho người lao động nên cũng gây khó khăn cho việc quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ.

Thứ ba, Phòng GD&ĐT bố trí cán bộ chuyên trách nhưng lực lượng mỏng, làm việc thời vụ nên việc quản lý chưa sâu sát, phương thức QLNN đối với GDMN NCL chưa có tính đặc thù riêng, vẫn chỉ gần giống với các trường công lập trên địa bàn. Ngoài ra, cơ chế phối hợp của các lực lượng xã hội trong QLNN đối với GDMN NCL chưa rõ ràng. Việc phối hợp và tham gia của các

73

tổ chức chính trị, xã hội vào quản lý các cơ sở GDMN NCL, đặc biệt là nhóm trẻ độc lập tư thục phụ thuộc vào quy định phân công của UBND phường dưới sự tham mưu của trường MN công lập và Phòng GD&ĐT trong đó trách nhiệm chủ yếu vẫn thuộc về Phòng GD&ĐT.

Thứ tư, vấn đề được quan tâm nhất và cũng là thách thức lớn nhất đối

với GDMN NCL chính là trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ

quản lý,giáo viên và cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng hoàn

toàn được yêu cầu đổi mới của bậc học, việc huy động xã hội hóa đầu tư cơ sở

vật chất cho GDMN còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ giáo viên các cơ

sở giáo dục mầm non ngoài công lập không ổn định, thường xuyên thay đổi nơi làm việc.

Thứ năm, công tác thanh kiểm tra đối với các cơ sở GDMN NCL còn

chưa thường xuyên, còn thiếu những biện pháp có tính khả thi để khắc phục

triệt để những sai phạm, một số cán bộ QLNN đối với GDMN NCL chưa được

đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn. Bên cạnh đó, công tác sau kiểm tra chưa

được chú trọng, do còn tình trạng đối phó với đoàn kiểm tra nên sau khi kết

thúc cuộc kiểm tracác cơ sở ít khắc phục, cải thiện.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống văn bản QLNN đối với GDMN NCL chậm đổi mới và còn

tập trung nhiều vào vấn đề quản lý hành chính, cấp phép hoạt động. Một số văn bản thiếu tính khả thi, thiếu các văn bản quy định đặc thù cho GDMN NCL. QLNN đối với GDMN NCL không chỉ ở các thủ tục cấp phép, thanh tra, kiểm tra các điều kiện hoạt động mà cần có đề án lâu dài cho GDMN NCL hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Điều này có thể thấy rõ do trong quá trình xây dựng văn bản QLNN đối với GDMN NCL thiếu sự tham gia của các chuyên

74

gia, các nhà nghiên cứu về GDMN NCL, việc tổ chức thực hiện thiếu sự giám sát của nhân dân và xã hội.

- Do dân số tăng cơ học, nhiều hộ dân ởcác quận huyện khác chuyển đến

cư trú tại địa bàn quận Hải An ngày càng nhiều cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn quận phát triển nhanh, khó kiểm soát, gây khó khăn cho công tác quản lý giáo dục mầm non.

- Do đặc thù của các cơ sở giáo dục ngoài công lập tự chủ về thu chi, việc

chi trả cho người lao động tại các cơ sở giáo dục mầm non còn chưa đồng đều cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định việc làm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên dạy các nhóm lớp độc lập chủ

yếu là trình độ trung cấp mà theo yêu cầu của Luật Giáo dục năm 2019 giáo

viên phải từ trình độ cao đẳng trở lên, khi đó giáo viên phải tham gia các lớp học để nâng chuẩn, như vậy nguy cơ nghỉ việc là rất cao vì họ phải trả một khoản tiền để đi học trong khi đó lương được hưởng lại thấp. Nguồn tuyển dụng giáo viên ở các cơ sở GDMN NCL chủ yếu là sinh viên và các đối tượng khác trong xã hội, tuy nhiên sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành mầm non lại không muốn xin việc ở các cơ sở GDMN NCL.

- Về khía cạnh cơ sở vật chất, nhận thức của một số chủ trường, chủ nhóm

lớp mầm non ngoài công lập còn hạn chế, đầu tư còn manh mún chưa đảm bảo sự phát triển ổn định, vững chắc lâu dài; đời sống của nhân dân trên địa bàn so với các quận trong thành phố còn khó khăn, mức độ phát triển kinh tế xã hội giữa các phường chưa đồng đều trong cộng đồng dân cư nên việc huy động xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất cho GDMN còn gặp nhiều khó khăn.

- Lực lượng đội ngũ thanh tra giáo dục ở cấp quận còn mỏng; ở cấp

xã/phường, do đội ngũ cán bộ được phân công phụ trách còn hạn chế về chuyên môn đồng thời chưa có những quy định phân chia trách nhiệm rõ ràng đối với

75

các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng dân cư nên chưa phát huy tối đa sự

76

Tiểu kết chương 2

Sự phát triển kinh tế xã hội của quận Hải An, thành phố Hải Phòng trong thời gian qua đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực, song cũng tạo ra những

thách thức lớn cho tất cả các lĩnh vực và trong đó không thể không kể đến giáo

dục. Cụ thể đề cập ở đây là giáo dục mầm non quận đã có bước chuyển mình mạnh mẽ qua 10 năm. Có thể thấy, GDMN NCL hình thành đã góp phần giảm

áp lực cho các trường mầm non công lập và đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo

dục trẻ trên địa bàn quận Hải An.

Chính quyền địa phương cùng các ban ngành liên quan đã đầu tư, quan

tâm rất nhiều đến quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển từng giai đoạn, có rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời; có phân công vai trò, trách nhiệm các các cấp quản lý tuy nhiên phương thức hoạt động cùng năng lực của đội ngũ còn một số bất cập và hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với GDMN NCL.

Xã hội hoá giáo dục mầm non ở quận Hải An đãbước đầu thực hiện theo

hướng tích cực tuy nhiên do sự chênh lệch đời sống kinh tế của dân cư các phường nên việc XHHGD chưa được triển khai đồng đều. Cơ chế tuyển dụng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của các cơ sở GDMN NCL do vậy còn gặp nhiều khó khăn, chưa đảm bảo tiêu chuẩn như các trường mầm non công lập.

Công tác thanh tra, kiểm tra đã được quan tâm tuy nhiên do lực lượng mỏng, trình độ đội ngũ thanh tra chưa được đào tạo theo kịp tình hình mới, công tác sau kiểm tra chưa được chú trọng.

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp thì chất lượng cung ứng dịch vụ cần được đổi mới để đáp ứng nhu cầu đó. Các cơ sở GDMN NCL tuy có tăng về số lượng nhưng vẫn chưa đáp

ứng được nhu cầu, đòi hỏi phải được quan tâm cải thiện.Nghiên cứu chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

77

cùng nguyên nhân trong QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL. Từ đó cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng kế hoạch, hoàn thiện thể chế và tổ chức bộ máy QLNN cũng như đổi mới phương thức hoạt động QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

78

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 78 - 86)