Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 95 - 110)

dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải

Phòng

3.2.1. Rà soát, cụ thể hoá văn bản quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ngoài công lập

Giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An đóng vai trò to lớn trong phát triển giáo dục mầm non của toàn quận. Vì vậy, tạo hành lang

pháp lý cho GDMN NCL trên địa bàn quận hoạtđộng hiệu quả là rất cần thiết,

đây là cơ sở cho các cấp thực hiện QLNN về giáo dục một cách khách quan, công bằng, hiệu quả, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người quản lý. Qua đó xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, trách

nhiệm cũng như các phương tiện kỹ thuật vật chất, nhân sự cho các cơ quan

QLNN hoạt động đúng quy định.

Văn bản QLNN về GDMN NCL là căn cứ để quản lý, điều chỉnh việc sử dụng các nguồn lực của xã hội tham gia hoạt động về GDMN NCL một cách

có hiệu lực và hiệu quả. Cụ thể hoá văn bản quản lý nhà nước về GDMN NCL

88

cầu, khiếu nại tố cáo của công dân từ đó có thể xác định rõ hệ thống các hoạt

động cụ thể: Ai phải làm cái gì, được trao quyềngì và phải làm như thế nào, do

đó có thể bố trí được đội ngũ nhân sự hợp lý.

Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm

non ngoài công lậplà hoạt động xem xét, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật do HĐND, UBND thành phố ban hành nhằm phát hiện những văn

bản quy phạm trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn đối với GDMN NCL để từ đó, kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, huỷ bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về GDMN NCL, mà còn giúp cho các cơ quan thi hành pháp luật như Phòng GD&ĐT và các Phòng, Ban khác có liên quan, chính quyền phường có điều kiện nắm bắt dễ dàng những quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Nhờ đó, quá trình áp dụng các văn bản pháp luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác hơn. Bên cạnh đó, giúp các cơ sở GDMN NCL có điều kiện tiếp cận, hiểu biết pháp luật

về các vấn đề mà họ quan tâm, làm cho những quy định của pháp luật đi vào

cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế. Đây chính là một phương thức hiệu quả giúp cho cán bộ, công chức gần với nhân dân hơn.

Bên cạnh đó cần cụ thể hoá việc phân cấp QLNN đối với GDMN NCL

và quy định trách nhiệm QLNN đối với GDMN NCL trong các văn bản QLNN

đã ban hành. Trong đó, tập trung vào việc xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm

của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục ở cấp quận, cấp phường là xây dựng chiến lược, kế hoạch và thực thi chính sách giáo dục mầm

non tại địa bàn, khu vực trên cơ sở căn cứ chính sách, quy định và điều kiện thực tế của địa phương; hoàn thiện thiết chế tổ chức cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về giáo dục, quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về giáo dục (cụ thể ở

89

đây là Phòng GD&ĐT), cơ chế phối hợp, hướng dẫn trong công tác quản lý nhà nước về GDMN NCL; quy định khung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơ sở

giáo dục mầm non ngoài công lập; xây dựng bảng mô tả công việc cho cán bộ,

công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm QLNN đối với GDMN NCL, từ đó xác định rõ nhiệm vụ cần thiết phải làm, yêu cầu trong việc thực hiện nhiệm vụ, môi trường và các điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.2. Cụ thể hoá và triển khai thực hiện những chính sách phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập phù hợp với địa phương

Thành phố đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non thông qua việc rà soát, xây dựng, bổ sung cơ chế chính sách phát triển giáo dục mầm non của thành phố; tiếp tục

thực hiện Kết luận số 29-KL/TU ngày 12/3/2015 của Ban Thường vụ Thành ủy

sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 03/12/2009 của Ban

Thường vụ Thành ủy về phát triển giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; xây dựng cơ chế phát triển giáo dục mầm non tư thục; xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định hoạt động và quản lý chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố; xây dựng mô hình chuyển đổi một số cơ sở giáo dục mầm non công lập thành ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa; xây dựng mô hình trường mầm non chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.

Trên cơ sở đó, vận dụng trên địa bàn quận Hải An như sau:

- Thực hiện đổi mới và hoàn thiện chính sách đối với GDMN NCL theo

chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, nâng

cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV ở các cơ sở GDMNNCL, cụ thể như hỗ

90

yên tâm, công tác ổn định lâu dài và những chính sách khen thưởng cho giáo viên cống hiến lâu dài, có nhiều thành tích giống như ở các trường công lập.

- Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cho các cơ sở GDMN

NCL thông qua chính sách hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật

chất để đảm bảo cho GDMN NCL thực hiện đúng mục tiêu của GDMN, đúng

định hướng XHCN đồng thời tạo điều kiện các cơ sở GDMN NCL phát triển

sáng tạo, không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non bằng việc tiếp tục thực hiện

Nghị quyết số 07/2013/NQ-HĐND ngày 25/7/2013 của Hội đồng nhân dân

thành phố về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục - đào

tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao trên địa bàn thành phố giai đoạn

2013 - 2016, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 503/2015/QĐ-UBND

ngày 05/3/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định chi tiết thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng; triển khai đồng bộ các giải pháp tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng để khuyến khích và thu hút nguồn lực xã hội cho

phát triển giáo dục mầm non. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục mầm non. Xây dựng và thực hiện cơ chế đầu tư theo hình thức

đối tác công tư để phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non; xây dựng

cơ sở vật chất cho thuê với mức ưu đãi hoặc cho mượn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chuyển một số trường mầm non công lập sang ngoài công lập ở những nơi có điều kiện. Khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng và phát triển trường mầm non chất lượng cao.

Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở

91

năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày

19/7/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp

giải quyết vấn đề phát triển trường, lớp mầm non đáp ứng nhu cầu chăm sóc

giáo dục con công nhân, người lao động ở khu vực có khu công nghiệp, cụm

công nghiệp trên địa bàn thành phố theo Kế hoạch số 2649/KH-UBND ngày

11/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố. Bảo đảm yêu cầu kiên cố hóa trường, lớp, xóa bỏ phòng học xuống cấp, phòng học tạm, nhờ. Các công trình xây mới đảm bảo theo hướng chuẩn và hiện đại, đảm bảo các điều kiện thực

hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục mầm non. Các cơ

sở giáo dục mầm non đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và trẻ mẫu giáo quy định hiện hành. Cụ thể: xây dựng dự toán đảm bảo ngân sách chi cho giáo dục mầm non theo tỷ trọng thực hiện các hoạt động chuyên môn đảm bảo tối thiểu 18% và tối đa 82% chi con người; xây dựng cơ chế tài chính và lộ trình chuyển đổi mô hình trường mầm non công lập sang mô hình trường mầm non ngoài công lập; đảm bảo thu đủ bù chi nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ em mầm non, thực hiện đầy

đủ chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, nhân viên; xây dựng cơ chế tài

chính thực hiện nhiệm vụ trường mầm non chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; xây dựng và triển khai kế hoạch kinh phí bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và thực hiện hiệu quả đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo thành phố; tiếp tục hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đảm bảo nâng cao chất lượng phổ cập; thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và trẻ em khuyết tật học hòa nhập trong các cơ sở giáo dục mầm non theo đúng

các văn bản quy định.

92

phương nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp cho phát triển và quản lý, làm cơ

sở cho các các cấp, phòng, ban quận thực hiện. Thực thi chính sách đối với

GDMN NCL gắn với thực hiện chính sách dân tộc và đảm bảo công bằng xã hội.

- Cải thiện công tác lập kế hoạch, quản lý tài chính công và hoạch định

chính sách cho giáo dục, đưa các chỉ số về giáo dục trẻ em vào kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội, lập kế hoạch tốt hơn cho phát triển mạng lưới trường lớp

dựa trên phân tích định lượng về tốc độ tăng về số lượng trẻ, giáo viên, lớp học, tỷ số trẻ trên giáo viên và trên lớp học.

3.2.3. Tiếptục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ngoài công lập

Đẩy mạnh phân cấp, quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của

từng cấp trong QLNN đối với GDMN NCL. Trên thực tế, chính quyền địa

phương mới chỉ ban hành chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non, chưa ban hành quy định về cơ chế quản lý, phân cấp, phối hợp và ủy quyền của các

cơ quan quản lý nhà nước các cấp một cách cụ thể, trong đó cần nêu rõ chế độ

trách nhiệm (các quy tắc phối hợp, phân công trách nhiệm...) trong việc quản lý giáo dục mầm non ngoài công lập; các phương thức QLNN đối với GDMN

NCL được nghiên cứu dựa trên phương thức quản lý chung cho các loại hình

trường công lập và ngoài công lập.

Giáo dục mầm non có liên quan rất nhiều những vấn đề về sức khỏe tâm

sinh lý của trẻ em mà Phòng Y tế mới là nơi có chuyên môn phù hợp. Ngoài ra

sự tham gia của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cũng không kém phần

cần thiết để có những chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng thiệt thòi,

những đối tượng cần quan tâm như dân nhập cư, người lao động có thu nhập thấp nhằm giúp họ có khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục mầm non có chất lượng cho con em mình.

93

Cần phải có cơ chế cho cộng tác viên quản lý các cơ sở giáo dục mầm

non ngoài công lập. Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của

Ban chấp hành Trang ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

công lập và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 về Chương

trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW; Thực hiện

Quyết định 1016/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quyết định

vềviệc phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của

các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các hội có tính chất đặc thù

hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2019 và công văn số 3043/BGDĐT-

NGCBQLGD ngày 20/7/2018 về việc đôn đốc thực hiện tinh giản biên chế

ngành giáo dục. Hiện nay biên chế của Phòng GD&ĐT quận chỉ còn 6 công

chức đang phải đảm đương công việc tương đương với 12 người của trước năm

2015. Bên cạnh đó phải thực hiện chế độ “giáo viên biệt phái” với 02 đồng chí

nên rất vất vả vì vừa dạy ở trường vừa làm việc của Phòng. Do vậy, để đảm bảo

số công chức đúng theo quy định cần có cơ chế cộng tác viên quản lý GDMN

là cánh tay nối dài của Phòng GD&ĐT bằng cách thành lập các tổ chuyên môn

cốt cán ở địa bàn phường trực thuộc quản lý của Trưởng phòng GD&ĐT.

Từ trước đến nay công tác kiểm định chất lượng giáo dục mới chỉ tập trung ở các trường công lập, chưa được chú trọng ở các trường mầm non ngoài

công lập.Cơ sở GDMN NCL là loại hình trường tự chủ về kinh phí hoạt động,

nhân sự và chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Đi kèm với tự chủ là trách

nhiệm giải trình của các cơ sở này. Các trường trước đây thường né tránh thanh

tra, nhưng kiểm định chất lượng là cơ hội để chỉ ra điểm mạnh, yếu của trường, để họ xác định được vị trí của mình, giúp các trường nhìn ra giải pháp để trường phát triển.

94

nội dung, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên, mức chi cho hoạt động tự đánh giá, việc thuê chuyên gia tư vấn (trong nước và ngoài nước) triển khai công tác tự đánh giá thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên nhưng phải phù hợp với khả năng kinh phí của cơ sở giáo dục và tuân theo các quy định hiện hành về tài chính của Nhà nước. Hoạt động điều tra, thu thập thông tin, xử lý, phân

tích kết quả thu thập thông tin, minh chứng, mã hoá minh chứng, viết báo cáo

tự đánh giá và các tài liệu liên quan mức chi được thực hiện theo Thông tư số

58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê. Để tăng cường và

tạo điều kiệncho các cơ sở GDMN NCL phấn đấu đạt được các tiêu chí về chất

lượng giáo dục mầm non, cần thành lập trung tâm kiểm định chất lượng GDMN NCL của quận, trong đó xác định đầu mối và yêu cầu phối hợp trong các lĩnh

vực QLNN, tăng cường bố trí bổ sung nhân sự,quy định chức năng, nhiệm vụ,

bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ công chức QLNN đối với GDMN NCL ở cấp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 95 - 110)