Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 42 - 46)

dục mầm non ngoài công lập

1.5.1. Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị bao gồm thể chế chính trị, cấu trúc và hoạt động của chính phủ; hệ thống văn bản QPPL, chính sách và các quy định của nhà nước.

Quan điểm, đường lối của Đảng,cơ chế điều hành của chính phủ, tính hiệu lực

của luật pháp và các chính sách giáo dục tạo ra những tác động to lớn đến hoạt động QLNN về GD&ĐT nói chung, QLNN về GDMN nói riêng.

Chính trị luôn giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động

QLNN. Trong hoạt động QLNN, nguyên tắc Đảng lãnh đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản. Nhằm đưa Nghị quyết của Đảng về GD&ĐT vào cuộc sống, chính phủ thực hiện quản lý vĩ mô thông qua các chính sách giáo dục, hệ thống pháp luật về GD&ĐT.

GDMN NCL là một trong những loại hình dịch vụ phổ biến, rất cần nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp QLNN. Để đảm bảo cho loại hình giáo dục này hoạt động tốt, tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động GDMN NCL phải hiểu rõ và chấp hành tốt những quy định của pháp luật về GDMN. QLNN đối với GDMN NCL cần phải được đặt trong tổng thể quá trình thực hiện Nghị quyết của Đảng, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đồng thời hạn chế, ngăn ngừa mặt trái của cơ chế thị trường và tiếp tục tạo ra những tiền đề, điều kiện để GDMN NCL phát triển tốt, hoạt động có hiệu quả.

1.5.2. Thể chế và chính sách

Thể chế QLNN bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các

quy định, hướng dẫn thi hành về các vấn đề liên quan đến QLNN về giáo dục

35

mục tiêu của Nhà nước về giáo dục, cùng các phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển đất nước mà còn là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục nói chung và

GDMN NCL nói riêng.

Quản lý nhà nước về giáo dục là một hệ thống bao gồm các văn bản pháp luật, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Các bộ phận này có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình vận hành, tác nghiệp. Trong đó, thể chế và chính sách giáo dục được xem là công cụ cơ bản, định hướng cho mọi hoạt động diễn ra trong QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL.

Thể chế và chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động QLNN đối với GDMN NCL, là cơ sở pháp lý để các cơ quan QLNN thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định, định hướng hoạt động và hành vi của các cơ sở GDMN NCL, đội ngũ CBQL và giáo viên đang công tác tại các cơ sở GDMN

NCL. Có thể nói, thể chế và chính sách tác động rất lớn đến hiệu quả QLNN đối với GDMN NCL.

1.5.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ công chức

Đội ngũ cán bộ công chức là nhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả

QLNN. Hoạt động QLNN về giáo dục được vận hành thông qua đội ngũ cán

bộ, công chức (CBCC).Do đó hiệu quả hoạt động QLNN đối với GDMN NCL

phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, phụ thuộc vào số lượng, chất lượng đội ngũ; chế độ chính sách đãi ngộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trong các cơ quan thẩm quyền QLNN về giáo

dục. Ngoài ra, trong quan hệ giải quyết công việc liên quan với cơ quan, tổ

36

đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến cách nhìn và đánh giá của người dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý, phục vụ của Nhà nước.

Với vai trò như trên, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác QLNN đối với GDMN NCL đòi hỏi phải có phẩm chất, năng lực, nhất là về trình độ chuyên môn, kỹ năng, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác, có tư duy khoa học; am hiểu văn bản, chính sách, pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế về giáo dục mầm non ngoài công lập.

1.5.4. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất

Việc tổ chức các hoạt động ở trường mầm non diễn ra rất đặc biệt không giống như các trường phổ thông, kinh phí đầu tư cho một lớp học, môi trường

mầm non là rất cao so với đầu tư ở các cấp học khác. Đây chính là thách thức

rất lớn trong việc trang bị những điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng

chăm sóc, giáo dục trẻ đối với các cơ sở GDMN nói chung và GDMN NCL nói

riêng,

Yếu tố tài chính và cơ sở vật chất tác động rất lớn đến QLNN đối với GDMN NCL. Với bậc học này, mục tiêu chủ yếu là phổ cập giáo dục trẻ 05 tuổi, hình thành nhân cách, trí tuệ và thẩm mỹ cho trẻ bước vào cấp học tiếp theo. Trước yêu cầu và điều kiện thực hiện đổi mới GD&ĐT, chuyển từ hoạt động nuôi dưỡng sang hoạt động lấy trẻ làm trung tâm đòi hỏi cấp QLNN phải

bố trí, huy động, điều phối và quản lý - sử dụng hiệu quả các nguồn lực thiết

yếu, định hướng và hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở GDMN NCL. Đây là điều kiện thiết yếu để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng nuôi dạy cho các cơ sở GDMN NCL, vừa là yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý trong quá trình thực hiện các chức năng QLNN đối với GDMN

NCL.

1.5.5. Truyền thông và công nghệ thông tin

37

lý giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được xác định là một trong chín nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tới của ngành Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, các cơ quan QLNN về giáo dục các cấp cần nghiên

cứu ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý.

Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QLNN sẽ giúp cơ quan QLNN kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ sở GDMN NCL nhanh chóng, thuận lợi, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, trong hoạt động QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL rất cần đến công tác truyền thông và giám sát của người dân. Phần lớn, các vụ việc bạo hành trẻ, những sai phạm của các nhóm, lớp trường mầm non tư thục được biết từ thông tin của người dân. Do đó, kênh thông tin này rất quan trọng cho các cơ quan QLNN về giáo dục các cấp. Đối với xã hội, người dân có được những

thông tin cần thiết, chính xác về các cơ sở GDMN NCL để gửi trẻ. Đối với các

cơ sở GDMN NCL sẽ phản hồi với các cơ quan nhà nước và giới thiệu, quảng bá về trường mình đến người dân.

1.5.6. Quá trình biến động dân số và đô thị hoá

Đô thị hoá là quá trình tất yếu của các quốc gia gắn với quá trình phát triển kinh tế công thương nghiệp. Đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và nâng cao vai trò thành thị đối với sự phát triển của xã hội, kết quả của đô thị hoá là sự biến động dân số cơ học và những hệ luỵ

liên quan.

Quá trình tăng dân số cơ học nhanh dẫn đến áp lực về sĩ số lớp học các cấp yêu cầu phải giải quyết các vấn đề về quy hoạch trường lớp phù hợp với mật độ dân số trên địa bàn. Lượng lớn dân nhập cư đã dẫn tới các vấn đề mới

38

nổi liên quan tới việc làm, thu nhập, giáo dục, nhà ở, y tế,sử dụng dịch vụ, đặc

biệt là đối với con cái của những người lao động nhập cư.

Quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế sẽ làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, bởi sự dịch chuyển sang nền kinh tế thị trường, công

bằng trong xã hội là sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người có thể tham

gia vào nền kinh tế. Nhưng với người nghèo thì sự tiếp cận với cơ hội này có khoảng cách rất lớn, một vấn đề nữa là có tầng lớp giàu lên nhờ do phát huy ảnh hưởng chính trị và xã hội với sự tiếp cận dễ dàng các kế hoạch, các quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, điều này đã làm cho tiêu chí

bình đẳng về cơ hội làm kinh tế của tất cả mọi người bị lệch lạc.

Kết quả của quá trình đô thị hoá, di cư và biến đổi khí hậu là phúc lợi của trẻ em đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự chênh lệch trong phát triển kinh tế và gia tăng khoảng cách về điều kiện sống giữa các khu vực và cộng đồng khác nhau. Trong khi đó, số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt gồm trẻ em đường phố, trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ bị xâm hại tình dục đang tăng lên. Do đó, các cấp QLNN phải

có bài toán để giải quyết những vấn đề mà quá trình đô thị hóa mang lại, đặc

biệt là đối với GDMN.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 42 - 46)