ngoài công lập
1.4.1. Ban hành các văn bản pháp luật và xây dựng chiến lược phát
triển giáo dục mầm non ngoài công lập
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của toàn ngành đã xác định
mục tiêu tổng quát: đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản
và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.
Đối với GDMN: hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%.
Bên cạnh đó là xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết, Kế hoạch
của các cấp lãnh đạo. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các
cấp dưới xây dựng chiến lược phát triển phù hợp thực tế địa phương phối hợp
cùng Phòng GD&ĐT và các phòng ban cóliên quan đến công tác quản lý nhà
nước đối với các cơ sở GDMN NCLchỉ đạo thực hiện.
Chất lượng GDMN NCL chịu sự quyết định của nhiều yếu tố bao gồm
yếu tố bên trong (nguồn lực nội tại của các cơ sở GDMN NCL), yếu tố bên ngoài (sự tác động của cơ quan nhà nước, của xã hội). Có thể thấy yếu tố giữ vai trò quan trọng đó là văn bản QLNN về GDMN NCL tạo cơ sở pháp lý cho
GDMN NCL hình thành, hoạt động và phát triển. Văn bảnpháp luật về GDMN
NCL gồm:
- Quy định về việc thành lập các trường mầm non, mẫu giáo tư thục;
- Quy định về nội dung chương trình;
31
- Quy định về tài chính, cơ sở vật chất.
1.4.2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách đối với giáo dục mầm non ngoài công lập
Chính sách giáo dục là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động GD&ĐT. Đây là nhân tố quan trọng và có vai trò quyết định cho việc bảo đảm các mục tiêu phát triển GDMN NCL được thực thi đúng hướng và đúng yêu cầu. Trong QLNN đối với GDMN NCL có những chính sách áp dụng chung cho cả GDMN và một số chính sách riêng cho GDMN NCL. Ngoài ra, có những chính sách chung về văn hoá, xã hội có tính lồng ghép như chính sách
xã hội hoá, công bằng xã hội, bình đẳng giới, xoá đói - giảm nghèo, hỗ trợ trẻ
khuyết tật hoà nhập cộng đồng.
Chính sách đối với GDMN NCL bao gồm:
- Chính sách xã hội hoá
- Chính sách tạo điều kiện phát triển giáo dục mầm non và giáo dục mầm
non ngoài công lập.
- Chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non của thành phố
- Chính sách cho đội ngũ quản lý, giáo viên
- Chính sách hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất.
1.4.3. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ngoài công lập
Tổ chức bộ máy QLNN đối với GDMN NCL là hệ thống các cơ quan QLNN, có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức xác định
nhằm thực hiện các chức năng QLNN đối với GDMN NCL. Tổ chức bộ máy
QLNN đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập do UBND
quận/huyện, UBND xã, phường và Phòng GD&ĐT quản lý, trong đó trách
32
Theo quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, về trách nhiệm
QLNN đối vớiGDMN tư thục như sau:
UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục.
UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) thực hiện chức năng QLNN về giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
1.4.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của các cơ sở GDMN NCL, các cơ sở này cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo chuẩn cán bộ quản
lý và chuẩn giáo viên mầm non nhằm đảm bảo chất lượng trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non đồng thời đội ngũ này cần được hỗ trợ bằng các chính sách để khuyến khích và yên tâm với nghề.
Theo quy định của Điều lệ trường mầm non tư thục: đối với trường có
thành lập Hội đồng quản trị thì Hội đồng quản trị sẽ phê duyệt phương án tổ
chức bộ máy, biên chế, nhân sự của nhà trường, nhà trẻ trên cơ sở đề xuất của Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng ký hợp đồng lao động với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên; trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các chi phí khác cho Hiệu trưởng, Phó
33
Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên theo hợp đồng lao động. Nếu trường mầm non tư thục không có Hội đồng quản trị sẽ do người đứng đầu (Hiệu trưởng)
quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quy định các chế độ chính sách cho giáo
viên và nhân viên của trường.
Tiêu chuẩn của cán bộ quản lý ở các cơ sở GDMN NCL được quy định
tại Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 28/10/2018 ban hành chuẩn Hiệu
trưởng cơ sở giáo dục mầm non.Tiêu chuẩn của giáo viên và nhân viên của cơ
sở GDMN NCL được quy định tại Điều 17 Chương III của Văn bản hợp nhất
số 06/VBHN-BGDĐT và Luật Giáo dục năm 2019.
1.4.5. Thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non ngoài công lập
Thanh tra nói chung và thanh tra giáo dục nói riêng không chỉ phát hiện sai phạm, kiến nghị xử lý tài sản, xử lý cán bộ mắc khuyết điểm mà ngày càng chú trọng hơn đến việc phát hiện những bất cập, hạn chế trong chính sách pháp luật của nhà nước, những thiếu sót trong công tác quản lý của đơn vị, đối tượng
bị thanh tra để kiến nghị đề xuất các giải pháp chấn chỉnh. Đó là hiệu quả có
tính lan toả và tính hệ thống mà công tác thanh tra phải đạt tới. Nói cách khác, mục tiêu của thanh tra nhằm phát triển tổ chức và các thành viên, bộ phận trong tổ chức.
QLNN đối với GDMN nói chung, cơ sở GDMN NCL nói riêng đòi hỏi chủ thể quản lý phải nhận thức được vị trí, vai trò của GDMN trong đời sống cộng đồng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non; nhận thức được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hoá GDMN.
Theo các quy định, Sở GD&ĐT thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở GDMN NCL, Thanh tra quận/huyện thực hiện thanh tra hành chính
và phòng GD&ĐT thực hiện kiểm tra đối với cơ sở GDMN NCL. Qua thanh,
34
khắc phục đối với các cơ sở GDMN NCL, đây chính là một nội dung vô cùng quan trọng, đánh giá hiệu quả của công tác QLNN.