Vai trò của quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 33 - 38)

về kinh phí, về nhân sự, các trường có thể tuyển chọn được các giáo viên trẻ được đào tạo chính quy, năng động, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục và với sự năng động, tự làm mới mình, các trường có thể huy động, liên kết, kinh doanh để tăng nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non.

- GDMN NCL là bậc học đầu tiên, nền tảng phát triển toàn diện nhân

cách của trẻ. Trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.

- Sự ra đời của các cơ sở GDMN NCL là việc tăng thêm và mở rộng, đa

dạng các loại hình dịch vụ về giáo dục, tăng tính cạnh tranh đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

1.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập non ngoài công lập

Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới nhưng thiên

26

hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội.

Cơ sở GDMN NCL là một bộ phận của GDMN nên nó cũng chính là đối tượng quản lý của cơ quan QLNN về giáo dục. Điểm 8, Điều 8 của Nghị định

số 115/2010/NĐ-CP nêu rõ về trách nhiệm QLNN về giáo dục của UBND cấp

huyện là “Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát

triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện”.

Vai trò quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL:

- Định hướngsự phát triển giáo dục mầm non và giáo dục mầm non ngoài

công lập:

GDMN là bậc học quan trọng đầu tiên trong quá trình phát triển của con

người. Trước đây, GDMN chưa được chú trọng, trẻ em phần lớn ở gia đình với ông bà, không có nhiều trường mầm non, mẫu giáo cho trẻ em vào học, trẻ sẽ

ở nhà đến khi đủ tuổi vào lớp 1 (thường là 7 tuổi). Theo quy luật phát triển của

xã hội, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo nước nhà, trong đó chú trọng đến bậc học mầm non vì đây là giai đoạn vàng hình thành tính cách và phát triển trí não cho trẻ. Chính vì thế, nhà nước đã có những chính sách định hướng cho phát triển GDMN, gần đây

nhất là Quyết định số 2161/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2017 ban hành kế hoạch

thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu “Tất cả trẻ em trong độ tuổi mầm non được chăm sóc, giáo dục có chất lượng để phát triển toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng vào tiểu học”.

27

Sự ra đời và hoạt động của các cơ sở GDMN NCL cần được định hướng

và điều chỉnh bởi các cơ quan QLNN. Đếnnay, Bộ GD&ĐT mới ban hành văn

bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 18/6/2018 về Thông tư ban hành Quy

chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục. Điều 2 của Quy chế quy định “nhà trường, nhà trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở GDMN thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ

chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non”, cụ thể:

Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03

tháng tuổi đến 06 tuổi; huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 05 tuổi. Hàng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập GDMN cho trẻ 05 tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng

văn bản; quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi

dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn; phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng,

chăm sóc và giáo dục trẻ em; tổ chức chocán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng; thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc cà giáo dục trẻ em theo quy định.

Như vậy, GDMN NCL cũng được định hướng phát triển theo GDMN

nói chung, ngoài ra GDMN NCL còn thực hiện nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Quy chế trường mầm non tư thục về cơ cấu tổ chức, về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất và về tài chính.

28

Sự ra đời và hoạt động của các cơ sở GDMN NCL đã góp phần đảm bảo quyền đi học của trẻ em. Các cơ sở này đã thu hút được trẻ đến trường lớp, giảm bớt áp lực và tình trạng quá tải trong các cơ sở GDMN công lập, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu gửi con của cha mẹ trẻ. Tuy nhiên, việc phát triển GDMN NCL hiện nay còn một số khó khăn, bất cập. Các nhà đầu tư chưa nhận được ưu đãi thích đáng về cơ chế chính sách, nguồn đầu tư, quyền sử dụng đất. Một số khu vực, do việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông

dân cư, chưa tính đến quy hoạch các thiết chế văn hóa trong đó có cơ sở GDMN

NCL.

Mặt khác, do đầu tư xã hội hoá cho các cơ sở GDMN cần có vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên chưa thực sự hấp dẫn nguồn lực của các nhà đầu tư và hoạt động quản lý cơ sở GDMN NCL còn chưa thực sự theo kịp đòi hỏi của thực tiễn.

Chính sách khuyến khích xã hội hoá giáo dục đã huy động được sự tham

gia của nhiều tầng lớp trong xã hội: tổ chức, cá nhân, tổ chức chính trị - xã hội,

doanh nghiệp đầu tư xây dựng trường phục vụ công nhân của doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo tham gia phát triển GDMN nhưng phần lớn các tổ chức

này vẫn chưa tích cựcchung tay với các cơ sở GDMN NCL.

Để tạo điều kiện cho GDMN NCL phát triển lâu dài và bền vững, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần chung tay góp sức với các cơ sở GDMN NCL. Nhà nước cần ban hành các chính sách xã hội hoá giáo dục: đất đai, vốn, tín dụng, cụ thể, khả thi. Địa phương cần linh hoạt ban hành cơ chế, chính sách của địa

phương trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển loại hình GDMN NCL. Địa

phương, các trường mầm non ngoài công lập cần chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, mô hình phát triển GDMN NCL; chú trọng công tác quản lý, chỉ đạo

trường, lớp mầm non tư thục thông qua trách nhiệm, sự vào cuộc của các cấp,

29

- Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ngoài công lập đáp ứng nhu

cầu xã hội:

Bộ GD&ĐT và các bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non, thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành, kiểm tra chuyên đề, yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các cơ sở GDMN, kịp thời phát

hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về đảmbảo an toàn cho

trẻ nhằm nâng cao chất lượng GDMN, nhất là các cơ sở GDMN NCL.

Nhằm nâng cao chất lượng GDMN NCL đáp ứng nhu cầu xã hội, Bộ

GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo về “quản lý chất lượng giáo dục mầm non - Thực

trạng và giải pháp”, trong đó khuyến nghị một số giải pháp: thực hiện nghiêm

túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 về xây dựng trường học

an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “học bằng chơi” cho trẻ tại

trường, lớp mầm non, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho

trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN.

Ngành Giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức,

ban, ngành liên quan, tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất hoạt động của các cơ sở GDMN, đặc biệt là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương trẻ trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; có biện pháp giảm áp lực làm việc cho giáo viên mầm non, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm

30

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng (Trang 33 - 38)