3.4.1.1. Thành lập Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam.
Trong thời gian sớm nhất, để phát triển nghiệp vụ factoring hiệu quả, Ngân
hàng Nhà nước nên thành lập Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam với thành viên là
các đơn vị thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam
được thành lập nhằm mục đích:
-Hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán hiệu quả. -Cung cấp thông tin tín dụng, tài chính của các doanh nghiệp.
-Bảo vệ, hỗ trợđơn vịbao thanh toán trong trường hợp có rủi ro xảy ra. -Tạo nên một liên minh giữa các đơn vị bao thanh toán, từđó có thể tiến hành
đồng bao thanh toán nếu như một đơn vị không thể thực hiện được.
Bên cạnh đó, Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam cũng cần xây dựng một website riêng về bao thanh toán để cung cấp những thông tin về hoạt động bao thanh toán một cách thường xuyên, giúp các doanh nghiệp tìm hiểu sâu rộng hơn về
dịch vụ bao thanh toán một cách dễ dàng, cũng như giúp cho những sinh viên trong
ngành ngân hàng tương lại có điều kiện nghiên cứu.
3.4.1.2. Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về giá và phí cho các bên khi tham gia dịch vụ factoring.
Hoạt động factoring là một hoạt động còn mới mẻ tại Việt Nam. Đứng trước những hình thức tài trợthương mại khác đã được các doanh nghiệp và ngân hàng sử
dụng từ nhiều năm nay,dịch vụ factoring rất khó có thể cạnh tranh với các hình thức tài trợ thương mại ấy về mức độ tin tưởng của các doanh nghiệp. Bởi vậy, để
khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn dịch vụ này, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về giá và phí cho các bên tha gia dịch vụ factoring. Nếu
được hỗ trợ, dịch vụ factoring sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần đưa ra một chính sách hỗ trợở mức độ hợp lý, vẫn đảm bảo được hiệu quả của dịch vụ mà không gây thâm hụt cho nguồn ngân sách nhà
nước.