Tình hình hoạt động factoring trên thế giới

Một phần của tài liệu luận văn nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) – thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 33)

Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI), doanh số bao thanh toán trên toàn thế giới trong năm 2011tăng hơn 22% so với năm 2010,

tương ứng với doanh số năm 2010 là 1.648.229 triệu EUR và tới năm 2011, con số này đạt tới 2.015.413 triệu EUR.

Qua con sốđó, ta có thể thấy lĩnh vực bao thanh toán tiếp tục gia tăng mạng mẽ, trong đó có sựtăng trưởng đầy ấn tượng của bao thanh toán quốc tế. Điều này cho thấy rằng những nhà xuất khẩu và nhập khẩu trên thế giới ngày càng trở nên quen thuộc với những tiện ích mà sản phẩm mà bao thanh toán đem lại như : tài trợ

vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, và các dịch vụ nhờ thu cho người xuất khẩu. Về phía người nhập khẩu, bao thanh toán mang lại những lợi ích được mua hàng bằng hình thức ghi sổ mà không cần phải mở L/C hay sử dụng những hình thức thanh toán với những điều khoản ràng buộc khắt khe.

Trên thế giới hiện nay có 2.503 đơn vị bao thanh toán hoạt động, đạt doanh số hơn 1.741.137 triệu EUR bao thanh toán nội địa và 274.276 triệu EUR bao thanh toán quốc tế.

Bảng 1.1 : Doanh số factoring trên thế giới giai đoạn 2007-2011

(ĐVT : Triệu EUR)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Factoring quốc tế 145.996 176.168 165.459 245.898 274.276

Factoring nội địa 1.153.131 1.148.943 1.118.100 1.402.331 1.741.137

Tổng số 1.299.127 1.325.111 1.283.559 1.648.229 2.015.413

(Nguồn : www.factors-chain.com)

Doanh số bao thanh toán tăng trưởng qua các năm, trong tổng doanh số bao

thanh toán năm 2011 thì bao thanh toán nội địa chiếm tỷ trọng tới 86%. Con số này chứng tỏ rằng bao thanh toán nội địa được sử dụng nhiều hơn cả do trong phạm vi một quốc gia, người mua, người bán, và đơn vị bao thanh toán trực tiếp quan hệ với

nhau, việc thẩm định uy tín,khảnăng tài chính dễdàng hơn và tốn ít chi phí hơn so

với bao thanh toán quốc tế.

Có thể nói, doanh số bao thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ do giao

thương quốc tế đã quen thuộc với những phương thức thanh toán cổ điển như nhờ

thu, L/C, D/A, D/P... Tuy vậy, ta vẫn có thể thấy được bao thanh toán quốc tế có sự tăng trưởng qua các năm đặc biệt năm 2010 tăng tới gần 49% so với năm trước,

nhưng tới năm 2011, tốc độ tăng trưởng của bao thanh toán quốc tế lại giảm đi, chỉ tăng 11,5% so với năm 2010.

Bảng 1.2 : Doanh số bao thanh toán của các châu lục trên thế giới giai đoạn 2007-2011. (ĐVT: Triệu EUR) 2007 2008 2009 2010 2011 Châu Âu 932.264 888.528 876.649 1.045.069 1.217.811 Châu Mỹ 149.673 154.195 142.013 185.357 207.172 Châu Phi 10.705 13.263 14.796 16.686 23.451 Châu Á 174.244 235.418 209.991 355.602 508.888 Châu Úc 33.780 33.246 40.110 45.515 58.091 Tổng số 1.300.666 1.324.650 1.283.559 1.648.229 2.015.413 (Nguồn : www.factors-chain.com)

Biểu đồ 1.3. Thị phần doanh số factoring các châu lục trên thế giới năm 2011.

Đứng đầu về doanh số bao thanh toán hàng năm hiện nay vẫn là châu Âu, với nhiều sốlượng đơn vị tham gia bao thanh toán nhất trên thế giới. Tuy có sựtăng

giảm không đồng đều qua các năm, nhưng trong năm 2010, doanh số bao thanh toán ở châu Âu tăng trưởng vượt bậc, chiếm 63,5% doanh số bao thanh toán toàn thế giới. Cho tới năm 2011, tốc độ tăng trưởng của thị trường châu Âu có phần chậm lại (tăng hơn 16,5% so với năm 2010), nhưng vẫn là châu lục đứng đầu trên toàn thế giới về tổng doanh số bao thanh toán.Trong 5 thị trường bao thanh toán

hàng đầu trên thế giới gồm Anh (266.243 triệu EUR), Trung Quốc (154,556 Triệu EUR),Pháp (153.252 Triệu EUR), Ý (143, 745 Triệu EUR), Đức (129,536 Triệu EUR) thì đã có tới 3 đại diện thuộc châu Âu với nước đứng đầu về doanh số là Anh.

Bảng 1.3 : Doanh số Factoring của các quốc gia hàng đầu châu Á giai đoạn 2006-2010. (ĐVT: Triệu EUR) 2007 2008 2009 2010 2011 Trung Quốc 32.976 55.000 67.300 154.550 274.870 Nhật Bản 77.721 106.500 83.700 98.500 111.245 Hồng Kong 7.700 8.500 8.079 14.400 17.388 Đài Loan 42.500 48.750 33.800 67.000 79.800 (Nguồn : www.factors-chain.com)

Châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng bao thanh toán rất mạnh mẽ, với doanh số bao thanh toán đứng thứ 2 trong các châu lục.

Biểu đồ 1.4 : Tình hình doanh số factoring của một số nước Asean. (ĐVT: Triệu EUR)

Tại các nước Asean, dịch vụ bao thanh toán còn phát triển chậm. Singapore

là nước có doanh số bao thanh toán lớn nhất trong khu vực Asean. Các quốc gia Thái Lan, Malaysia cũng có doanh số cao trong khu vực Asean. Việt Nam là nước có doanh số bao thanh toán thấp nhất trong bốn nước trên. Trong vòng bốn năm

2006 -2009., doanh số bao thanh toán của Việt Nam tăng trưởng nhanh, là một thị trường đầy hứa hẹn. Tuy nhiên cho tới năm 2010, doanh số bao thanh toán lại giảm tới 31% so với năm 2009. Nhưng tới năm 2011, ta lại có thể thấy được dấu hiệu phục hồi của thịtrường bao thanh toán Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) – thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)