Giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu luận văn nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) – thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79 - 82)

3.3.2.1.Hoàn thiện chính sách thương mại.

Chính sách thương mại có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của hoạt

động factoring. Trong thời gian qua, một loạt sự thay đổi vềchính sách thương mại

như thay đổi trong quy định về hoạt động xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan...đã khiến xác doanh nghiệp không thể thực hiện được kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này đã làm ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng thương mại, trong đó có hoạt động factoring. Bởi vậy một chính sách thương mại ổn định, tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, từđó mới có thể tạo điều kiện cho nghiệp vụ

factoring phát triển.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng cán cân thương mại của Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt. Thậm chí theo dự báo của cơ quan thống kê nhà nước,

năm 2011 lại là năm có mức độ thâm hụt cao nhất trong 10 năm trở lại đây, và năm 2012 được dự báo là mức độ thâm hụt lại vẫn có thểtăng lên. Điều này trực tiếp tác

động tới cán cân thanh toán quốc tế, dẫn tới tình trạng khan hiếm ngoài tệ làm ảnh

hưởng tới hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bởi vậy, song song với việc ổn định chính sách thương mại, chính phủ cần đề ra những biện pháp cải thiện cán cân thương mại theo hướng khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm ổn định cán cân thanh toán của Việt Nam:

-Đẩy mạnh các hoạt động thương mại với các thị trường rộng lớn, tiềm năng như Trung Quốc, các nước EU, các nước Asean...

-Thực hiện chính sách hỗ trợ các hàng hóa xuất khẩu như trợ giá, giảm thuế... -Hạn chế việc nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng mà trong nước có thể sản xuất, những mặt hàng xa xỉ...

-Tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu song vẫn đảm bảo được sựổn định của nền kinh tế vĩ mô.

3.3.2.2. Mở rộng các mối quan hệ đại lý.

So với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, một khó khăn mà các ngân hàng thương mại trong nước gặp phải khi triển khai nghiệp vụfactoring đó

là bất lợi về mạng lưới hoạt động. Đa số các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều đã có được mạng lưới ngân hàng hoạt động trên khắp thế giới. Bởi vậy mà khi cung cấp dịch vụ factoring quốc tế, những ngân hàng này hầu như gặp ít

khó khăn trong quá trình thu thập thông tin người mua ởnước ngoài, cũng như việc

đánh giá và thẩm định khảnăng thanh toán của người mua dễdàng hơn. Từđó, các

ngân hàng này có thể tránh được rủi ro triệt để hơn so với ngân hàng thương mại

trong nước.

Việc mở chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài là một giải pháp rất khó thực hiện trước khó khăn này bởi sự hạn chế về khả năng tài chính cũng như phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả mang lại. Do đó, để hoạt động factoring đạt hiệu

quả và có thể phát triển, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải mở rộng quan hệđại lý vì các lợi ích sau :

-Ngân hàng đại lý sẽ cung cấp dịch vụ và tiện ích về lĩnh vực thanh toán, cũng như thông tin liên lạc.

-Ngân hàng đại lý sẽ cung cấp thông tin về khách hàng, thị trường ởnơi mà các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp dịch vụ factoring.

-Mạng lưới ngân hàng đại lý giúp làm giảm chi phí giao dich, đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch từđó thu hút được khách hàng đến với ngân hàng.

-Ngân hàng đại lý sẽ có những hỗ trợcho các ngân hàng thương mại về kinh nghiệm, và đào tạo nhân sự.

3.3.2.3. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.

Ngoài việc xây dựng quy trình lựa chọn và kiểm soát rủi ro bên bán và bên mua hiệu quả, ngân hàng cũng nên có những biện pháp phòng ngừa rủi ro khác. Bởi rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng vì nhiều lý do mặc dù quá trình lựa chọn, thẩm

định đã được xây dựng chặt chẽ.

(i) Thiết lập mối quan hện với các tổ chức tín dụng.

Mối quan hệ giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng là rất cần thiết. Qua những thông tin của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có thể phát hiện được những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điểm bất thường, đặc biệt, ngân hàng có thể loại trừ việc đảo nợ của khách hàng, dùng lặp các chứng từ hóa đơn và hợp đồng vay vốn. Do đó, khi triển khai hoạt

động này, đối với khách hàng lớn, nhưng lại phức tạp và khó có thể xác định được mức độtin tưởng, những thông tin này là hết sức quan trọng.

(ii) Hoạt động kiểm soát nợ.

Ngân hàng cần nâng cao chất lượng tài sản Nợ và Có cũng như khả năng

sinh lời của hệ thống ngân hàng, xử lý nhanh gọn số nợ xấu còn tồn đọng. Để làm

được điều đó, ngân hàng cần xây dựng được một hệ thống kiểm soát nợ và các kỹ

thuật kiểm soát chuyên nghiệp.

(iii)Bảo hiểm cho khoản phải thu đã tiến hành ứng trước.

Ngân hàng cũng có thể tiến hành mua bảo hiểm cho các khoản phải thu, hoặc trích lập quỹ dự phòng cho các khoản phải thu này. Nếu có rủi ro xảy ra mà ngân

hàng không giải quyết được, những tổn thất của ngân hàng do những khoản phải thu này gây ra sẽđược giảm thiểu

3.3.2.4. Nâng cao chất lượng phục vụ và công tác chăm sóc khách hàng.

Như đã nói ở phần trên, tính chất của ngành ngân hàng là ngành dịch vụ nên yếu tố chất lượng dịch vụ rất quan trọng để thu hút được khách hàng. Nhất là trong

điều kiện hiện nay, các ngân hàng đang hoạt động và cùng cung cấp dịch vụ

factoring khá nhiều, thì mức độ cạnh tranh lại càng gay gắt. Ngoài cạnh tranh về

yếu tố giá cả, các ngân hàng ngày càng có xu hướng chú trọng đến vấn đề chất

lượng phục vụ.Yếu tố chất lương dịch vụtrước, trong và sau khi giao dịch đóng vai

trò quan trọng trong việc tạo cảm giác cho khách hàng yên tâm, tin tưởng đối với

ngân hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ nhân viên ngân hàng phải kiên nhẫn, có khả năng giao tiếp tốt, để tạo không khí thân thiện, gần hũi, cách thức thu hồi nợ hiệu quả, tạo mối quan hệ lâu dài.

Công tác chăm sóc khách hàng cũng cần được chú trọng. Sau khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng, ngân hàng cần chú ý duy trì mối quan hệ để mang tới nhiều lợi ích hơn trong tương lai. Theo như kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh khác nói chung, và kinh nghiệm trong hoạt động factoring nói riêng, các ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) – thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79 - 82)