Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động factoring tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) – thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 39)

 Luật các tổ chức tín dụng.

Hiện nay, các đơn vị thực hiện hoạt động bao thanh toán trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng hầu hết là các hệ thống ngân hàng thương mại, hay các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tài chính này hoạt động tuân thủ theo luật các tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, các tổ chức tài chính này tuân theo Luật các tổ chức tín dụng 2010.

 Các văn bản dưới luật.

Với hoạt động bao thanh toán, quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban

hành ngày 6 tháng 9 năm 2004 là cơ sở pháp lý rõ ràng, và riêng biệt. Tất cả các

đơn vị khi tham gia hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam đều phải tuân theo quy

định này. Quy chếnày được chia thành 6 chương, 28 điều, đã đề cập tới những vấn

đềcơ bản trong hoạt động factoring tại Việt Nam, bước đầu tạo được cơ sở pháp lý , giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện bao thanh toán theo một quy

định chung.

Tuy nhiên, văn bản pháp luật này vẫn còn nhiều hạn chế. Văn bản này đã

được bổ sung bằng Công văn số 676/NHNN-CSTT ban hành ngày 28/6/2005 về

việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại. Công văn nhằm hướng dẫn các ngân hàng thương mại,

ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các công ty tài chính thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn với các hợp đồng bao thanh toán.

Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 được ban hành nhằm sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức

tín dụng. Quyết định này đã phần nào khắc phục được những hạn chế của Quyết

định số1096/2004/QĐ – NHNN.

Một phần của tài liệu luận văn nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) – thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 39)