2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất,các văn bản pháp lý quy định về hoạt dộng này vẫn còn mang tính
chung chung, chưa được đầy đủ, cụ thể rõ ràng. Cụ thể như sửa đổi bổ sung quy chế 1096 (quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN) và luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định bao thanh toán là một nghiệp vụ tín dụng nhưng chưa có văn bản cụ
thể hướng dẫn cách hạch toán nghiệp vụ bao thanh toán dẫn đến sự lúng túng trong cách thực hiện. Điều này dẫn đến kết quả là tuy cùng một bản chất sự việc nhưng
cách phản ánh của các đơn vị trên sổ sách kế toán lại khác nhau. Từ đó, gây khó khăn cho các cơ quan ban ngành trong việc kiểm soát nghiệp vụ bao thanh toán.
Thứ hai, sản phẩm bao thanh toán vẫn còn mới mẻ với thị trường Việt Nam. Dù được các nước áp dụng khá lâu, nhưng đối với Việt Nam, nền kinh tế vẫn còn
đang phát triển, thì bao thanh toán vẫn còn mới mẻ, cần có thời gian để cho các doanh nghiệp và những ngân hàng thương mại tìm hiểu và làm quen. Hơn nữa, những phương thức khác như nghiệp vụ gửi tiền, chuyển tiền, cho vay, tín dụng chứng từ, nhờthu... dường như đã trởthành thói quen thanh toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây thật sự là một nguyên nhân dẫn tới sự khó khăn cho ngân
hàng trong việc đưa nghiệp vụ bao thanh toán trở nên phổ biến.
Thứ ba,đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều không công khai thông tin trong quá trình hoạt động. Chính thông tin không đầy đủ này đã gây khó khăn cho các ngân hàng khi đánh giá khách hàng. Nó làm tăng mức độ rủi ro cho những bên tham gia vào nghiệp vụ bao thanh toán. Nếu các ngân hàng tự xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi phải thu thập thông tin về khách hàng và việc chứng minh tình trạng tài chính của khách hàng phần lớn qua việc phân tích các bản báo cáo kết quả kinh doanh tài chính thì thực sựchưa đủ mức độ tin cậy, và mang lại nhiều mạo hiểm cho ngân hàng.
Thứ tư,thị trường vốn và thị trường tiền tệ của Việt Nam phát triển chậm,
chưa đồng bộ. Chính điều này đã làm hạn chế nhu cầu huy động vốn và đầu tư vốn của ngân hàng thương mại, làm giảm khảnăng đa dạng hóa sản phẩm và tăng mức
độ rủi ro khi cung cấp sản phẩm.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, quy mô ngân hàng ở Việt Nam còn nhỏ. Việc sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán đòi hỏi tổ chức bao thanh toán phải nắm rõ được khách hàng, cả người xuất khẩu lẫn người nhập khẩu. Nhưng hoạt động xuất nhập khẩu lại là hoạt
động xuyên biên giới, nên khó khăn cho ngân hàng thực hiện việc thẩm định khách
hàng. Hơn nữa, đối với các ngân hàng Việt Nam, mạng lưới chi nhánh trên các quốc gia khác còn hạn chế, nên việc thẩm định lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, ở
một số ngân hàng chủ yếu nghiệp vụbao thanh toán được thực hiện ở hội sở của các
cũng như đẩy mạnh tiếp thị dịch vụ tới khách hàng. Điều này là một rào cản gây
khó khăn cho việc mở rộng và phát triển sản phẩm này ởnước ta.
Thứ hai là nguồn vốn để thực hiện nghiệp vụ vẫn còn hạn chế. Hiện nay một số các ngân hàng thương mại có năng lực tài chính yếu so với hệ thống các ngân
hàng nước ngoài. Vốn điều lệ của các ngân hàng vẫn chưa nhiều. Mức vốn tự có thấp là nguyên nhân làm yếu sức mạnh tài chính, và nâng cao rủi ro kinh doanh,
đồng nghĩa với việc giảm khả năng mở rộng tín dụng, phát triển nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng, và tăng rủi ro thanh toán.
Thứ ba, khả năng quản lý tín dụng còn kém là nguyên nhân các ngân hàng còn ngần ngại khi triển khai nghiệp vụ. Ngoài ra, trình độ nhân viên ngân hàng am hiểu về nghiệp vụ bao thanh toán chưa nhiều. Việc đào tạo các chuyên viên vẫn
chưa được nhiều ngân hàng tập trung triển khai, hoặc triển khai ở mức độ sơ sài,
dẫn tới nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Thứ tư do tâm lý còn dè dặt sử dụng các dịch vụ mới của các doanh nghiệp Việt Nam. Cả doanh nghiệp lớn, hay những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
đều ưa thích sử dụng những dịch vụ cho vay truyền thống hơn là các dịch vụ mới.
Đây cũng là kết quả tất yếu của việc chưa hiểu rõ các ưu thế của bao thanh toán so với các loại hình cấp tín dụng khác như không cần tài sản đảm bảo, giảm thời gian và công sức quản lý các khoản nợ, giảm rủi ro cho doanh nghiệp với các khaorn phải thu. Một phần nữa là khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, vẫn có một số ngân hàng đưa ra những điều kiện làm triệt tiêu đi lợi thế của bao thanh toán như
bên bán phải chứng minh điều kiện tài chính của bên mua... chính điều này làm giảm đi sức hấp dẫn của dịch vụ bao thanh toán với các khách hàng.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN (FACTORING) TẠI NGÂN