Giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu luận văn nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) – thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 79)

3.3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động Factoring.

Cho tới thời điểm hiện nay, khung pháp lý cho bao thanh toán nói chung và factoring nói riêng vẫn còn rất sơ sài. Ngân hàng nhà nước mởi chỉ ra quyết định

1906/2004/QĐ-NHNN để ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán, quyết định

30/2008/QĐ-NHNN để sửa đổi bổ sung . Tuy nhiên đã được sửa đổi, nhưng qua

thực tế cho thấy quyết đinh này vẫn còn bộc lộc nhiều hạn chế. Vì vậy, Ngân hàng

Nhà nước cần nhanh chóng ban hành một quy chế mới đầy đủ, khắc phục được những hạn chế của văn bản cũ, phù hợp với thông lệ, công ước về bao thanh toán trên thế giới và phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng một định nghĩa về nghiệp vụ

factoring một cách phù hợp để thống nhất với các công ước, thông lệ quốc tế. Trong

định nghĩa cần phân biệt được giữa thuật ngữ “cấp tín dụng” và “mua lại các khoản phải thu”. Quan hệ tín dụng là một quan hệ tách bạch với quan hệ mua bán, nếu trong khái niệm như quy định đã nêu: “việc cấp tín dụng thông qua việc mua lại các khoản phải thu” thì gây khó hiểu cho người đọc. Bên cạnh đó, chỉ định nghĩa bao

thanh toán thuần túy là một hoạt động cấp tín dụng thì chưa đầy đủ, bởi khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán, khách hàng còn được cung cấp những chức năng khác nằm trong gói dịch vụđó bao gồm : thu nợ, đảm bảo rủi ro tín dụng, và theo dõi khoản phải thu.Mặt khác, trong luật lệ của FCI có quy định người mua được phép đòi lại tiền hàng trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện hoặc thực hiện không

đúng, đẩy đủ các điều khoản quy định trong hợp đồng, quy định về bao thanh toán của Ngân hàng Nhà nước ban hành lại ngược lại...

Thứ hai, Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu xây dựng quy chế hạch toán, kiểm toán chuẩn mực dành cho hoạt động factoring đểtránh trường hợp mỗi ngân

quan quản lý theo dõi và đánh giá sự hiệu quả trong hoạt động này. Quy chế hạch toán kếtoán được ban hành cần đầy đủ những điều kiện cơ bản :

- Phù hợp với nguyên lý, chuẩn mực kế toán áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kế toán tài chính.

- Đảm bảo tính chặt chẽ và nhất quán khi áp dụng quy chế hạch toán đó vào

thực tế. Thêm vào đó, ngân hàng cũng cần nghiên cứu, giả định các tình huống có thể xảy ra trong thực tếđể bổ sung, sửa đổi vào quy chế khi cần thiết.

- Đảm bảo được sự rõ ràng, mạch lạc khi phản ánh hoạt động bao thanh toán trên sổ sách kế toán.

- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhà nước. Do sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, chắn chắn những văn bản hướng dẫn của nhà nước về

hạch toán kế toán hoạt động bao thanh toán không thể phản ánh hết những tình huống xảy ra trên thực tế. Bởi vậy mà tính mở trong những văn bản này là rất cần thiết để có thể sửa đổi, bổ sung để theo kịp được với sự phát triển của nghiệp vụ

factoring.

- Quy chế hạch toán kế toán cần phải có tính pháp lý cao khi áp dụng. Đối với hoạt động bao thanh toán quốc tế, quy chế phải đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với những thông lệ quốc tế và những thỏa thuận mà Việt Nam tham gia.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan ban ngành để ban hành những quy định về thuế với hoạt động factoring. Việc ban hành thuế cho hoạt

động này phải đảm bảo vừa khuyến khich các đơn vị cung cấp dịch vụ này tăng cường hoạt động.

-Việc áp dụng về thuế chuyển nhượng có được áp dụng hay không? Nếu như được áp dụng thì mức thuế suất bao nhiêu thì hợp lý.

-Tách biệt việc khai thuế hoạt động factoring riêng hay khai cùng với báo cáo thuế hàng tháng của đơn vị thực hiện nghiệp vụ.

-Do nghiệp vụ này vẫn còn ở trong giai đoạn đang triển khai, cần được khuyến khích rất lớn từ phía nhà nước, nên cần có những mức độ miễn giảm thuế

-Xây dựng các hình thức khen thưởng cho các đơn vị thực hiện tốt những quy

định về thuế, bên cạnh đó là các chế tài xử phạt khi các đơn vị này thực hiện không

đúng theo quy định của pháp luật.

Thứtư, cần ban hành những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của đơn vị thực hiện nghiệp vụ factoring.

-Các bên mua, bên bán tham gia trong hoạt động cần phải cung cấp những chứng từ, thông tin gì cho đơn vị cung cấp dịch vụ factoring. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Mức độ và các hình thức xử lý đối với các sai lệch trong thông tin do bên mua, bên bán cung cấp và cả những hình thức ưu đãi về mặt quản lý khi các bên tham gia vào hoạt động factoring nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ này.

-Những thông tin tín dụng như báo cáo tài chính bên mua, bên bán, doanh số

hoạt động factoring, ngành nghề bên mua bên bán... mà các đơn vị thực hiện factoring phải báo cáo định kỳ cho Ngân hàng Nhà nước.

-Cần có những quy định cụ thể về vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các nghiệp vụđảm bảo nhằm thu hồi vốn cho các đơn vị bao thanh toán khi xảy ra rủi ro trong việc cung cấp dịch vụ này dù đã thực hiện đầy đủ các biện

pháp đảm bảo theo quy định.

-Cần có những quy định về mức độ can thiệp của các cơ quan hữu quan đối với hoạt động factoring đến đâu.

3.3.1.2. Nâng cao chất lượng hệ thông thông tin tín dụng CIC.

Hiện nay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ factoring có thể

truy cập thông tin về các doanh nghiệp thông qua website riêng biệt đó là hệ thống thông tin tín dụng (CIC). Do đó, việc xây dựng mới, hoặc phát triển trung tâm CIC là một việc làm rất cần thiết cho các đơn vị bao thanh toán. Trung tâm này thực hiện những chức năng như sau:

-Cung cấp thông tin, đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, công ty tham gia hoạt động bao thanh toán một cách nhanh chóng và kịp thời. Những thông tin này bao gồm : Thông tin ngành nghề, địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp; tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp; uy tín thanh toán, lịch sử giao dịch của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đối với các tổ chức tín dụng, những quy định của nhà nước về hoạt động bao thanh toán.

-Tình hình kinh tế xã hội tác động như thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp trong những giai đoạn nhất định.

-Những định hướng phát triển kinh tế của nhà nước trong giai đoạn sắp tới. Việc cung cấp thông tin này được thực hiện trên cơ sở chọn lọc thông tin do các tổ chức tin dụng cung cấp để hình thành cơ sở hệ thống dữ liệu. Trung tâm này phải tạo được sự liên thông trong hoạt động factoring giữa các tổ chức tín dụng. Trên cơ sởđó, hình thành các liên minh factoring trong nước để thực hiện factoring cho những khoản phải thu lớn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc xây dựng liên minh factoring không phải trên cơ sở bắt bược, mà trên cơ sở trung tâm thông tin sẽ là nơi cung cấp thông tin, giới thiệu và là cầu nối để các tổ chức tín dụng có nhu cầu đồng bao thanh toán hợp tác với nhau. Bên cạnh đó, trung tâm này

cũng có thể làm các chức năng như xử lý tranh chấp trong quá trình thực hiện đồng bao thanh toán giữa các ngân hàng hay tham mưu cho ngân hàng những định hướng phát triển hoàn thiện sản phẩm này trong tương lai để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước và xu thế kinh tế khu vực, thế giới...

3.3.1.3. Tạo cơ sở hạ tầng cho sản phẩm factoring phát triển.

Trong thời đại hiện nay, cơ sở hạ tầng, đặc biệt công nghệ là yếu tố quan trọng. Dù hệ thống ngân hàng có những cán bộ nhân viên am hiểu nghiệp vụ và có

năng lực thực hiện nghiệp vụ tốt nhưng không có hệ thống các sản phẩm công nghệ ưu việt mang tính hỗ trợ cho hoạt động factoring thì không thể làm nên một hệ

thống factoring có chất lượng cao và tiện ích để cung cấp cho khách hàng. Bởi vậy mà, ngành ngân hàng phải tiến tới hiện đại hóa trong hoạt động, đổi mới công nghệ, nắm bắt được những cái mới, xu thế của thế giới, nhưng vẫn phù hợp với hoàn cảnh

nước ta để phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế. Vấn đề này không phải chỉ làm trong thời gian ngắn, mà đòi hỏi phải có sựđầu tư lâu dài, và thích đáng.

Để phát triển nghiệp vụ factoring, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, đường truyền tốc độ cao, khảnăng tối mật tốt, dung lượng lớn.. Song song với đó, ngân hàng cũng cần tuyển dụng và bốtrí đội ngũ quản trị mạng, quản trị hệ thống máy móc để đảm bảo được

Các ngân hàng thương mại cũng cần thực hiện các dự án tổng thể kết hợp với việc mời chuyên gia tư vấn để sao cho việc đầu tư được đồng bộ các chủng loại trang thiết bị hiện đại khi lắp đặt trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

3.3.1.4. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển nghiệp vụ factoring.

Nhận thức đóng vai trò quyết định trong sự phát triển, bởi vậy, để các dịch vụ factoring phát triển, trước hết cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của

factoring. Đối với các ngân hàng thương mại, việc đa dạng hóa sản phẩm là một việc làm hết sức cần thiết để có thể nâng cáo được sức cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường. Do đó, phổ biến dịch vụ factoring cần được các ngân hàng

xem như là một cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh của mình.

Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đều có website riêng, số lượng các khách hàng doanh nghiệp truy cập vào các website này tương đối lớn.

Để tận dụng lợi thế này nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động factoring, các ngân hàng nên xây dựng được phần giới thiệu ngắn gọn, súc tích, mà vẫn đầy đủ và truyền tải được những thông tin cơ bản nhất về dịch vụnày như định nghĩa, những gói dịch vụ, quy trình thực hiện, hồ sơ yêu cầu khi sử dụng dịch vụ,... Trong phần lợi ích của dịch vụ factoring, các ngân hàng cần nêu bật lên được những lợi ích vượt trội mà chỉ có dịch vụ bao thanh toán mới có thểđem lại. Để tạo niềm tin đối với các khách hàng trong thị trường có mức độ cạnh tranh cao như hiện nay, các ngân hàng cũng có thểđưa những nhận xét, những đánh giá của các khách hàng trước đó đã sử dụng dịch vụ factoring. Trong phần giới thiệu dịch vụ factoring tới khách hàng, các ngân hàng cũng nên đính kèm những văn bản pháp lý hiện hành có ảnh

hưởng trực tiếp tới hoạt động factoring nhằm tạo cảm giác tiện lợi nơi khách hàng

khi tìm hiểu về hoạt động này.

3.3.1.5. Xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp với thị trường và chiến lược marketing hiệu quả cho dịch vụ factoring.

Hiện nay, hầu như sản phẩm factoring của các ngân hàng thương mại đã khá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đa dạng. Tuy nhiên, tại một số các ngân hàng, dịch vụ factoring được cung cấp tới khách hàng lại chỉ có một hình thức là có truy đòi, chính điều này đã phần nào làm giảm đi sức hấp dẫn của sản phẩm trong mắt các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh

đó, một số ngân hàng cũng chưa cung cấp đầy đủ các chức năng của nghiệp vụ

factoring như bảo hiểm rủi ro bên bán. Đối với hoạt động thương mại quốc tế, gói dịch vụ factoring bao gồm cả bảo hiểm rủi ro bên bán là một gói dịch vụ rất hấp dẫn, sẽ được nhiều nhà xuất khẩu lựa chọn bởi do các nhà xuất khẩu thiếu thông tin bên

bán, không đảm bảo được thanh toán sẽ sẵn sàng trả mức phí cao hơn. Điều này cần nỗ lực rất lớn từ phía ngân hàng trong việc đẩy mạnh mối quan hệ với các đơn vị

bao thanh toán nhập khẩu, cũng như nắm bắt được thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Bất cứ một sản phẩm mới nào muốn tới được với khách hàng một cách hiệu quả, đều cần một chiến lược marketing đúng đắn. Tại thịtrường Việt Nam, một thị trường tiềm năng cho hoạt động factoring, nhất là với những năm gần đây cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng trưởng các ngành dịch vụ, sản xuất và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, thì việc các khách hàng doanh nghiệp chưa biết tới dịch vụ tiện ích này là một điều đáng tiếc. Đa phần các ngân hàng khi triển khai nghiệp vụ factoring cũng đã giới thiệu dịch vụ factoring qua website của mình, nhưng

những khách hàng doanh nghiệp vẫn chưa nắm được bản chất của dịch vụ, cũng như tính ưu việt của dịch vụ so với các phương thức tài trợ cũ, dẫn đến sự ngần ngại trong việc sử dụng dịch vụ này.

Bởi vậy mà trong thời gian tới, ngân hàng cần xây dựng một chiến lược cụ

thểvà được thực hiện triệt để. Trong đó, cần chú trọng những vấn đềnhư :

Nghiên cứu thịtrường :

-Nghiên cứu thị trường để nắm bắt được thói quen và lý do khi khách hàng lựa chọn ngân hàng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự lựa chọn của khách hàng sựa vào các tiêu chuẩn như địa điểm,thái độ phục vụ, chất lượng, sự thuận tiện khi giao dịch, uy tín của ngân hàng. Từ đó, các ngân hàng có thể xây dựng cho mình một chuẩn mực để có thể làm hài lòng khách hàng một cách tốt nhất.

-Nghiên cứu về khảnăng cạnh tranh của ngân hàng, theo đó, tiếp tục phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.

-Dựđoán sự biến đổi, phát triển của thịtrường, từđó xác định cho mình mục

Do thịtrường Việt Nam có mức độ rủi ro cao nên cần lựa chọn ngành hàng thích hợp đểbao thanh toán. Đó là những ngành sản xuất đặc thù như dệt, đồ gỗ, hàng xa xỉ, vật liệu xây dựng, cao su, hàng kim loại, hàng nhựa, quần áo, giầy dép, ngành in, xuất bản, chế biến thực phẩm... Bên cạnh đó, các đơn vị bao thanh toán cũng ưa chuộng những công ty có sổ sách lưu trữ tốt và đã kinh doanh trong nhiều

năm, đối với Việt Nam thì đó là những công ty đã niêm yết trên thị trường chứng

khoán. Các đơn vị bao thanh toán cũng cần tránh những ngành hàng không thích hợp với dịch vụ bao thanh toán : như hàng lương thực, thực phẩm..., hay những công ty có số lượng lớn các khách hàng nợ những món tiền nhỏ, những công ty đầu

cơ, những công ty có quản lý yếu kém... Đôi khi, đơn vị bao thanh toán cần thực hiện kiểm tra với các công ty bên mua hàng, để có thểđánh giá được rủi ro thu hồi nợ.

Xác định khách hàng mục tiêu:

Các ngân hàng thương mại Việt Nam nên bắt đầu với những khách hàng có quan hệ giao dịch từ trước vì có thể hiểu rõ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đa số các ngân hàng đều đã có một lượng khách giao dịch trung thành. Mỗi một dịch vụ có thểhướng tới những đối tượng khách hàng khác nhau,

nên tiêu chí để xây dựng chính sách đối với khách hàng của mỗi dịch vụ sẽ khác

Một phần của tài liệu luận văn nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) – thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 79)