3.1. Sự cần thiết phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO vào tháng 11 năm 2006. Sự kiện này đã mở ra cho kinh tế Việt Nam những cơ hội mới để phát huy tiềm lực và phát triển.Trong những năm gần đây, nền kinh tế của đất nước đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Tốc độ phát triển kinh tếhàng năm luôn được duy trì ở mức cao (số liệu). Cơ
cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trong ngành sản xuất công nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ... đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước..
Đối với nền kinh tếđang phát triển như Việt Nam thì ổn định thịtrường tài chính là một thách thức lớn. Trong những năm gần đây, ngành Tài chính ngân hàng đã chứng minh được tiềm năng phát triển mạnh mẽ của mình, được coi là một trong những lĩnh vực xếp ở vị trí dẫn dầy trong nhóm dịch vụ có tính đột phá nhằm phát triển kinh tế. Các ngân hàng thương mại tiếp tục phát triển cà ngày càng khẳng định
được vai trò, vị thế trên thịtrường tài chính tiền tệ. Hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện mạnh việc cơ cấu lại đã nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Phát triển các dịch vụ ngân hàng trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Kinh tế phát triển với tốc độ cao cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội phát triển, hệ thống pháp lý được xây dựng và cải thiện thường xuyên nhằm tạo ra những nguyên tắc hoạt động chung nhât, cơ bản nhất cho một xã hội hiện đại đã cơ
bản được thiết lập. Trong lĩnh vực tài chính, với sự điều tiết và quản lý của chính phủ, đã phát triển nhanh. Theo đó cũng tạo điều kiện cho những dịch vụ ngân hàng phát triển trong đó có dịch vụ factoring.
Sự phát triển đa dạng các doanh nghiệp, công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt trong ngành xuất nhập khẩu, sản xuất thương mại kéo theo
nhiều cơ hội cho các ngành nghề dịch vụ khác phát triển. Các doanh nghiệp mới xuất hiện cũng có nhu cầu rất lớn về vốn và vốn từ các hoạt động tài trợthương mại của ngân hàng là một nguồn vốn quan trọng. Hoạt động factoring cũng là một kênh tài trợ vốn rất hữu ích mà lại hạn chếđược một số những khuyết điểm của các kênh tài trợ khác.
Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng dẫn tới sự gia
tăng nhanh chóng của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Điều này tất yếu sẽ kéo theo sức ép cạnh tranh lớn cho các ngân hàng thương mại trong nước bởi thị phần sẽ bị thu hẹp và rủi ro cũng lớn hơn. Bởi vậy, muốn cạnh tranh với những ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế về tài chính, kinh nghiệm, công nghệ
một cách bình đẳng, các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ còn cách nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.
Trong bối cảnh như thế, dịch vụ factoring được coi là một dịch vụ quan trọng, tạo nên kênh phân phối nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng phát triển của xã hội, khi trình độ dịch vụ
ngân hàng cao và việc thanh toán qua ngân hàng là phổ biến,... thì hoạt động
factoring được áp dụng rộng rãi là điều tất yếu. Sự nhanh chóng, tiện lợi, an toàn,
đơn giản và các ngân hàng có thể kiểm soát tốt các khoản phải thu là những yếu tố cơ bản giúp dịch vụ này được sử dụng nhiều hơn là dịch vụ cho vay thế chấp bằng tài sản có với sự chậm chạp, thủ tục rườm rà và có nhiều điều kiện về tài sản đảm bảo...