Vai trò hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình tại quỹ tín dụng nhân dân vũ hòa (Trang 26 - 31)

2. Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình tạ

2.4.Vai trò hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Hoạt động cho vay KHCN có vai trò không chỉ đối với quỹ tín dụng, khách hàng cá nhân mà còn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.

Đối với nên kinh tế xã hội:

Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế. Cho vay KHCN là kênh hỗ trợ vốn cho dân cư giúp họ có được cuộc sống ổn định, trang trải các khoản chi phí sinh hoạt, học tập... phát sinh trong cuộc sống để thỏa mãn từ nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ nhằm nâng cao chất

lượng cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất do đó tạo ra nhiều công ăn việc làm giúp người dân an cư lạc nghiệp ổn định kinh tế tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập.

Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội.Là một bộ phận tín dụng nói chung cho vay khách hàng cá nhân cũng có vai trò tích cực đối với xã hội cho vay khách hàng cá nhân góp phần lưu thông các nguồn vốn một cách trôi chảy và hiệu quả,từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn,từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao.Cho vay khách hàng cá nhân giúp kích cầu trong nền kinh tế nâng cao hiệu quả vốn thúc đẩy sản xuất trong nước, do đó thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng sản xuất tạo công ăn việc làm hướng dẫn các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội.

Đối với Quỹ tín dụng:

Góp phần phân tán rủi ro cho quỹ tín dụng. Nếu một quỹ tín dụng chỉ tập trung thức tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn vì lý do nào đó mà hoạt động kinh doanh của khách hàng này gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng dẫn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng .Do vậy nguyên tắc “ Tránh để tất cả trứng vào một rổ” các quỹ tín dụng phát triển cho vay khách hàng cá nhân ăn như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách hàng đông số tiền vay ít thì khi có một khách hàng hoặc một số khách hàng gặp rủi ro dẫn đến đến tháng có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng.Bên cạnh đó,họ còn cung cấp một nguồn vốn tự tiết kiệm cá nhân đáng kể và ổn định cho Quỹ. Vì vậy, tạo dựng mối quan hệ với nhóm khách hàng này rất có ý nghĩa đối với các hoạt động kinh tế Quỹ.

Góp phần nâng cao thương hiệu cho quỹ.Do đối tượng khách hàng rộng nên việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân sẽ giúp hình ảnh thương

hiệu của quỹ được phổ biến rộng khắp.Thông qua cho vay khách hàng cá nhân ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp cho quỹ thuận lợi trong bàn chéo sản phẩm dịch vụ của quỹ như: tiền gửi kết tiết kiệm, giao dịch thanh toán,chuyển lương qua tài khoản... Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính có thể đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng hàng sẽ tạo nét đặc biệt cho quỹ trong cạnh tranh với đối thủ do đó góp phần nâng cao thương hiệu của Quỹ.

Đối với khách hàng cá nhân

Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu vật chất và tinh thần. Những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao hơn, bắt đầu từ những hàng hóa thiết yếu rồi đến những hàng hóa xa xỉ cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng việc thỏa mãn nhu cầu đó lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán ở hiện tại ở một chừng mực nào đó, việc xây dựng vốn giúp cho các khách hàng linh hoạt trong việc giải quyết vấn để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Thay vì phải tích lũy đủ vốn ở hiện tại, để thực hiện kế hoạch của bản thân người tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp thỏa mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai. Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương án vay vốn tại quỹ rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng. Vai trò hết sức có ý nghĩa đối với những người trong trường hợp mua sắm các hàng hóa thiết yếu có giá trị cao như: nhà cửa, xe hơi hay chi tiêu cấp bách như: ốm đau bệnh tật, cưới hỏi... Trong những trường hợp này thay vì bế tắc hoặc phải tìm đến những các khoản vay nóng ngoài ngân hàng hay với lãi suất cao thì khách hàng có thể an tâm vay vốn từ quỹ với lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý. Điều này thể hiện rõ nét nhất tại các nước phát triển vì thông qua những khoản cấp tín dụng của ngân hàng nhanh chóng và thuận tiện thì các khách hàng hầu như được đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cuộc sống từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra cho vay khách hàng cá nhân còn là kênh để Quỹ tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình giúp họ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất nâng cao khả năng

cạnh tranh trong ngành. Với điều kiện cấp tín dụng đơn giản hơn đối với khách hàng doanh nghiệp, cho vay khách hàng cá nhân phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ phù hợp với đặc tính và tập quán kinh doanh của đối tượng này.

2.5.Lãi suất và điều kiện vay quỹ tín dụng nhân dân

2.5.1.Về điều kiện vay

Hiện nay, hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng được Ngân hàng nhà nước quy định tại Thông tư số 39/2016/TT- NHNN. Theo đó, căn cứ Điều 7 Thông tư 39, khách hàng có thể được vay tiền tại quỹ tín dụng nhân dân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành

vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ

18tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

- Khách hàng được quỹ tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh

2.5.2.Về lãi suất cho vay

Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 39 và khoản 2 Điều 1 Quyết định số 1730/QĐ-NHNN năm 2020, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa là 5,5%/năm nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

- Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về

phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

Trong nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay sẽ bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.

Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về lãi suất quá hạn

Tại khoản 4, 5 Điều 13 Thông tư 39 quy định, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi như trên thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp

dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Ngoài ra, trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Nếu có căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình tại quỹ tín dụng nhân dân vũ hòa (Trang 26 - 31)