1. Tổng quan hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dânVũ Hòa
1.3.2. Kết cấu nguồn vốn trong quỹ tín dụng
Gồm có:
Vốn tự có: Là vốn chủ sở hữu của quỹ tín dụng bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia và một số tài sản nợ khác theo quy định.
Nguồn hình thành:
+Vốn chủ sở hữu khi thành lập
+ Nguồn vốn bổ sung hàng năm từ lợi nhuận kinh doanh,từ vốn góp thêm của chủ sở hữu
Đặc điểm:
+Nguồn vốn có tính ổn định cao,không ngừng gia tăng cao +Tỷ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng
+Đầu tư tài sản cố định
+ Cấp tín dụng
- Vốn huy động: đây là nguồn vốn chủ yếu của quỹ tín dụng, thực chất là các tài sản bằng tiền của QTD tạm thời quản lí và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp cả gốc và lãi đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất bao gồm:
- Tiền gửi không kì hạn của các tổ chức và cá nhân - Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
- Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
- Nguồn vốn huy động qua phát hành kỳ phiếu,trái phiếu ngân hàng...
- Các khoản tiền gửi khác....
Đối với tiền gửi cá nhân và đơn vị ngoài lãi suất thì nhu cầu giao dịch với những tiện lợi nhanh chóng và an toàn là yếu tố cơ bản để thu hút nguồn tiền này.
Đối với tiền gửi tiết kiệm,tiền phát hành kỳ phiếu,trái phiếu thì lãi suất là yếu tố quyết định và người gửi tiết kiệm hay mua kỳ phiếu đều nhằm mục địch kiếm lời.
Nguồn vốn đi vay:
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của QTD. Tuy nhiên khi cần thì QTD thường vay mượn thêm.
Vay Ngân hàng nhà nước
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của QTD.Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, QTD thường vay ngân hàng Nhà nước. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn).
Vay các tổ chức tín dụng khác
Đây là nguồn mà Qũy vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Là nguồn phát sinh trong quá trình hoạt động của QTD (chuyển tiền, các dịch vụ khác...
Đây là nguồn vốn Quỹ huy động một cách chủ động trên thị trường tài chính. Là trung gian tài chính, phải luôn đáp ứng nhu cầu về vốn, do vậy việc Quỹ thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi.