Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình tại quỹ tín dụng nhân dân vũ hòa (Trang 83 - 88)

2. Nhóm giải pháp về cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

2.5.Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động kinh tế xã hội và trong hoạt động cho vay của QTDND cũng vậy. Doanh số cho vay cao hay thấp, chất lượng tín dụng tốt hay kém, có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ cán bộ tín dụng của QTDND. Các bộ tín dụng phải là người am hiểu về khách hàng, về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng đó để có thể đưa ra những nhận xét xác đáng về năng lực cũng như tiềm trả nợ trong tương lai. Cán bộ tín dụng cũng chính là bộ mặt của QTDND, đại diện cho QTDND trong các giao dịch với khách hàng nên họ phải là người nhanh nhẹn, hoạt bát, ân cần, chu đáo, tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Vì vậy, công tác cán bộ cần phải được quan tâm đặc biệt để đảm bảo rằng họ có đủ năng lực cũng như phẩm chất để đảm đương và hoàn thành tốt nhất công việc được giao. QTDND cần chú ý một số điểm chính sau:

Thứ nhất, hoàn thiện khâu tuyển dụng nhân viên mới:Quy trình tuyển dụng nhân viên mới cần được thiết kế để có thể chọn lọc những ứng viên phù hợp nhất cho công việc. Cũng nên dành ưu tiên cho các sinh viên mới ra trường vì đây là đội ngũ lao động rất trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết sẽ góp phần tạo nên bước phát triển vững mạnh QTDND trong tương lai.

Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo chuyên môn: Đối với nhân viên mới, cần bố trí khóa đào tạo ngắn hạn cho họ để giúp họ thành thạo nghiệp vụ trước khi bắt tay chính thức vào làm việc. Cũng cần thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo bổ sung cho nhân viên đang làm việc để cập nhật kiến thức thị trường, pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức những buổi trao đổi về kinh nghiệm, chuyên môn giữa các nhân viên để họ có

thể học hỏi lẫn nhau trong quá trình từ tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho đến giải ngân, thu nợ.

Thứ ba, nâng cao kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân viên: Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng trong kinh doanh hiện đại ngày nay. Nhân viên tại QTDND cần được đào tạo thêm các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm…thông qua việc tổ chức các khóa học kỹ năng mềm thường xuyên do các cá nhân, tổ chức có uy tín trong lĩnh vực này giảng dạy. QTDND cũng có thể tổ chức các sự kiện, chương trình ngoại khóa để tăng thêm sự gắn bó giữa các nhân viên với nhau và làm cho quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên gần gũi hơn. Nếu nhân viên có được một môi trường làm việc tốt thì hiệu quả làm việc sẽ cao hơn.

Thứ tư cần khuyến khích tính chủ động của cán bộ tín dụng trong các hoạt động như: tích cực tìm kiếm các dự án khả thi tìm hiểu nắm bắt tâm lý yêu cầu của khách hàng và có biện pháp thu hút họ, mỗi cán bộ nếu hiểu được điều này chắc chắn tình hình huy động vốn của chi nhánh sẽ rất khả quan

Thứ năm thực hiện chế độ thưởng phạt phân minh cần thiết có chế độ đãi ngộ, lương thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau. Cán bộ cố tình vi phạm quy định hoặc có hành vi vi phạm quy định hoặc có hành vi lừa đảo phải cương quyết xử lý. Như vậy sẽ kích thích được cán bộ tín dụng phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao

Nâng cao khả năng phân tích ,thẩm định khách hàng, đảm bảo đánh giá chính xác ,đầy đủ tính khả thi và hệu quả của phương án dự án vay vốn.ngoài nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, CBTD cần bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực, các ngành nghề kahcs để phục vụ tố hơn cho công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay. Trong hoạt động QTDND vai trò của đội ngũ cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng. Không giống với hoạt động kinh doanh khác, hoạt động của QTDND với đối tượng kinh doanh chủ yếu là tiền tệ, một lĩnh vực rất nhạy bén và nhiều rủi ro. Hơn nữa hệ thống QTDND với những

đặc thù riêng, và tập trung chủ yếu ở các vùng nông nghiệp, nông thôn nên khó có khả năng thu hút được các đối tượng tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành vào làm việc. Vì vậy để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực của hệ thống QTDND, đáp ứng yêu cầu đặt ra cần tập trung một số giải pháp sau:

- Thứ nhất, đổi mới cơ chế tuyển dụng, thu hút những người có năng lực, có trình độ vào làm việc tại các QTDND. Hiện nay đa số các QTDND với nguồn nhân lực rất hạn chế về trình độ, năng lực. Nguyên nhân chính do cơ chế tuyển dụng để lại. Từ khi mới thành lập, từng địa phương đã chọn lọc cán bộ từng trải qua các lĩnh vực công tác ở địa phương, có kinh nghiệm, có đạo đức phẩm chất tốt, tuổi đời chững chạc và trong quá trình tuyển dụng bổ sung ưu tiên con, em trong ngành, con, em của lãnh đạo. Nhất là ở khu vực nông thôn, tình làng nghĩa xóm, anh em dòng tộc… còn nặng nề cho nên công tác tuyển dụng cán bộ mới ở nhiều QTDND chưa khách quan. Vì vậy trong điều kiện kinh doanh hiện nay và xu thế phát triển của hệ thống QTDND, sự cần thiết phải đổi mới công tác tuyển dụng nhân lực tại các QTDND. Tuyển dụng phải đảm bảo nhân lực có trí tuệ, thể lực có tiềm năng và có đạo đức phẩm chất tốt. Muốn vậy QTDND phải có chính sách tuyển dụng khoa học, mang tính thực tiễn, tính đặc thù của ngành, của từng địa phương.

Những công việc chủ yếu cần quan tâm:

- Trước hết cần xác định nguồn nhân lực tuyển dụng vào làm việc tại các QTDND là từ những nguồn nào, đặc điểm của từng nguồn ra sao? Nguồn chủ yếu hiện nay phải kể đến là thị trường lao động, ở đây muốn đề cập đến sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp.

- Do đặc thù riêng nên QTDND cần có chính sách ưu tiên, đãi ngộ… để có thể thu hút lao động có trình độ cao và có phẩm chất tốt vào làm việc tại QTDND.

- Xác định cơ cấu nhân lực cần tuyển dụng một cách hợp lý, có nghĩa

là cần bố trí vào vị trí, cán bộ tín dụng, kế toán hay ngân quỹ …để tuyển dụng phù hợp với nhu cầu công tác, với sự quan tâm lựa chọn đúng chuyên ngành đào tạo.

- Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực, từng bước chuẩn hoá cán bộ QTDND. Căn cứ nhu cầu thực tế và đặc thù riêng của ngành, cần xác định nhu cầu đào tạo. Có thể nói đối với hệ thống QTDND hiện nay phải thực hiện hai chiến lược đào tạo song song đồng thời, một mặt trong ngắn hạn vẫn phải tổ chức các khoá tập huấn ngắn ngày theo từng nội dung chuyên đề cụ thể, cho từng đối tượng lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn. Mặt khác phải xây dựng được một tổ chức đào tạo riêng với một chiến lược đào tạo dài hạn theo các tiêu chuẩn chức danh cụ thể để chuẩn bị cho các QTDND đang chuẩn bị thành lập mới hiện nay. Đội ngũ cán bộ hiện nay cần được đánh giá chất lượng và có chương trình đào tạo thích hợp cho từng đối tượng cán bộ, chẳng hạn chương trình đào tạo nâng cao, bổ sung các nghiệp vụ mới, hoàn thiện chương trình đại học, trung cấp đối với cán bộ trẻ có năng lực…

- Thứ ba, cần thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ các QTDND trên địa

bàn Vũ Hòa để bố trí sắp xếp lại công việc của từng cán bộ theo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với năng lực, sở trường của từng nhân viên. Qua sự sắp xếp này QTDND có chiến lược quy hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay tại địa bàn.

- Thứ tư, cần có chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với đội ngũ làm công tác quản lý và cán bộ chuyên môn tại QTDND, gắn lợi ích của cán bộ với hiệu quả hoạt động của QTDND, khuyến khích, động viên kịp thời những cán bộ quản lý, chuyên môn giỏi làm việc có hiệu quả. Đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp gây thất thoát vốn, rủi ro tín dụng, cán bộ có biểu hiện suy thoái đạo đức gây mất lòng tin đối với thành viên và khách

hàng, ảnh hưởng đến uy tín của ngành, hệ thống QTDND nói chung và QTDND Vũ Hòa nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình tại quỹ tín dụng nhân dân vũ hòa (Trang 83 - 88)