- Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được những yêu cầu mới của đất nước, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành theo các hướng chủ yếu:
a) Vai trò của ngành giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế-xã hội:
- Là 1 ngành kinh tế quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế, là ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính sản xuất vật chất vừa mang tính chất dịch vụ và có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: không tạo ra sản phẩm mà chỉ vận chuyển sản phẩm (nguyên liệu, thành phẩm) đến nơi sản xuất và tiêu dùng.
- Tham gia hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng đồng thời phục vụ đắc lực đời sống nhân dân.
- Giao thông vận tải giống như mạch máu trong cơ thể, tạo mối giao lưu, phân phối, điều khiển các hoạt động, đến sự thành bại trong kinh doanh.
- Tạo mối liên hệ, giao lưu KT-XH giữa các vùng và các địa phương. Nước ta trải dài trên 150 vĩ, địa hình tuy không cao nhưng phức tạp và đa dạng nên nhu cầu giao lưu về các mặt KT, XH, DL, VH... giữa các vùng trong nước rất lớn. Vì vậy các đầu mối giao thông vận tải cũng đồng thời là các điểm tập trung dân cư, trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
- Góp phần phát triển KT-XH-VH các vùng hẻo lánh, xây dựng các vùng kinh tế mới, giữ vững an ninh quốc phòng và mở rộng giao lưu, quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Giao thông vận tải được coi là 1 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của 1 nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta thì giao thông vận tải (và thông tin liên lạc) còn là điều kiện quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.