- Dân cư, lao động:
+ Với số dân 8,9 triệu người, tiềm năng lao động của vùng khá phong phú và có trình độ tay nghề cao. Do sớm tiếp xúc với cơ chế thị trường, cách tổ chưc, quản lý trong sản xuất nên phần nào thích ứng với xu thế hiện nay.
+ Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên) với nhiều nghề truyền thống, giàu kinh nghiệm sản xuất và nền văn hóa đa dạng.
- Nam Trung Bộ đã hình thành 1 chuỗi các đô thị tương đối lớn phân bố dọc ven biển (như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết) và có các di sản văn hoá thế giới (Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn) có khả năng thu hút khách du lịch.
- Là vùng đang thu hút được nhiều dự án đầu tư của nước ngoài.
b) Hạn chế:
- Tự nhiên: Thời tiết khắc nghiệt: Mùa mưa có lũ lụt, về mùa khô hạn hán kéo dài đặc biệt ở
Ninh Thuận, Bình Thuận. Nghèo khoáng sản... Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô rất cạn. Tiềm năng thủy điện không lớn.Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn
- Kinh tế - xã hội: Là vùng có nhiều dân tộc ít người, mức sống của dân cư còn thấp; cơ sở
hạ tầng phát triển chưa đồng bộ; chịu tổn thất lớn về người và của trong chiến tranh. Mạng lưới đô thị, giao thông còn mỏng, cơ sở năng lượng còn nhỏ bé.
2/ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN:
Các tiềm năng chính để Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển tổng hợp kinh tế biển:
- Vị trí địa lí: Lãnh thổ nằm trải dài từ Bắc đến Nam, tất cả các tỉnh, thành phố của vùng đều
giáp biển với đường bờ biển kéo dài khoảng 900 km, vùng biển giàu tiềm năng để phát triển nghề cá, khai thác khoáng sản, du lịch và giao thông vận tải.