Tài nguyên khác:

Một phần của tài liệu ÔN HSG địa lí dân cư NGÀNH VÙNG PASS 2 (Trang 63 - 64)

+ Tập trung các làng nghề truyền thống với những sản phảm nổi tiếng (dẹt chàm, vẽ hoa văn, đan lát, chạm bạc...), văn nghệ dân gian (hát si, hát lượn, xoan ghẹo, múa xòe, khèn gắn với nhạc cụ đặc trưng như khèn, kèn lá, sáo dọc...), ẩm thực...

+ Với lợi thế về vị trí biên giới, một số tỉnh trong vùng còn có thể phát triển loại hình du lịch ‘‘mua sắm’’ ở các khu chợ cửa khẩu (Móng Cái, Tân Thanh, Quảng Ninh...).

4./ Chứng minh rằng: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thuận lợi về mặt tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp và nông nghiệp.

Những thuận lợi về mặt tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp và nông nghiệp của TDMNBB:

a) Đối với việc phát triển công nghiệp:

- Vùng có khoáng sản năng lượng phong phú: Đáng kể nhất là than Antraxit (Quảng Ninh, Thái Nguyên...), than nâu (Lạng Sơn)... thuận lợi cho công nghiệp năng lượng.

- Khoáng sản kim loại đa dạng về chủng loại: sắt , chì - kẽm , đồng – vàng, thiếc – bôxít, đồng - ni ken... là cơ sở để phát triển công nghiệp luyện kim.

- Ngoài ra, Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có các khoáng sản khác: Apatít, đất hiếm, đá vôi... thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản.

- Vùng có trữ năng thủy điện lớn nhất trong các vùng cho phép phát triển thuỷ điện. - Vùng có điều kiện thuận lợi cho SX nông phẩm cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

- Có tài nguyên rừng thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản. - Vùng biển có nhiều thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

b) Đối với việc phát triển nông nghiệp:- Đất đai: - Đất đai:

+ Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi các loại đá mẹ khác thuận lợi cho sự phát triển các cây CN lâu năm (chè), cây đặc sản (hồi, quế, tam thất) và các loại cây CN hàng năm (thuốc lá, lạc, đỗ tương...).

+ Đất phù sa dọc các thung lũng và các cánh đồng trước núi như Nghĩa Lộ (Yên Bái), Trùng Khánh, Thất Khê (Cao Bằng), Mường Thanh (Điện Biên) có thể phát triển cây lương thực.

- Khí hậu NĐAGM có mùa đông lạnh và khí hậu cận nhiệt núi cao thích hợp với các loại

cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây CN như chè, hồi; dược liệu như đỗ trọng, tam thất; cây ăn quả như táo lê...).

- Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La...) và rải rác ở vùng trung du tạo điều kiện phát triển chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và các gia súc khác như ngựa, dê.

- Vùng có tiềm năng phát triển cây hoa màu tạo nguồn thức ăn phát triển đàn lợn. Hiện tại đàn lợn của vùng đứng đầu trong cả nước (5 triệu con, chiếm 26% cả nước).

5. / Để phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cần giảiquyết các vấn đề gì? Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ quyết các vấn đề gì? Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị - xã hội và quốc phòng sâu sắc?

a) Các vấn đề cần giải quyết trong việc phát huy các thế mạnh:

Một phần của tài liệu ÔN HSG địa lí dân cư NGÀNH VÙNG PASS 2 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w