khoáng sản và thủy điện; thế mạnh về trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; thế mạnh về chăn nuôi gia súc; thế mạnh về kinh tế biển. Để phát huy các thế mạnh của vùng cần giải quyết các vấn đề sau:
- Giải quyết tình trạng thiếu nước trầm trọng trong mùa Đông bằng cách xây dựng các công trình thủy lợi, kết hợp các công trình thủy điện.
- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở công nghiệp chế biến; hệ thống GTVT để nối vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến, tăng cường trao đổi sản phẩm với các vùng khác và các nước.
- Tăng cường lực lượng lao động đặc biệt là lao động có trình độ tay nghề; quy hoạch và cải tạo các đồng cỏ, nâng cao năng suất đồng thời cần chú ý vấn đề môi trường (việc xây dựng các công trình thủy điện lớn, việc khai thác khoáng sản rất dễ gây ra những thay đổi lớn đến môi trường nhất là ảnh hưởng đến vấn đề du lịch).
b) Việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinhtế lớn, ý nghĩa xã hội - chính trị - quốc phòng sâu sắc: tế lớn, ý nghĩa xã hội - chính trị - quốc phòng sâu sắc:
- Có ý nghĩa kinh tế lớn:
+ Góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TNTN, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế phát triển.
+ Tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu KT của vùng và của cả nước; góp phần làm thay đổi được sự phân hoá lãnh thổ CN, NN và DV của nước ta và tăng cường năng lực SX của nền KT, tạo thêm nguồn hàng XK.
- Có ý nghĩa chính trị, xã hội và quốc phòng sâu sắc: Vùng có đường biên giới dài với Trung Quốc và Lào, có nhiều cửa khẩu quan trọng như Lào Cai, Đồng Đăng, Móng Cái. Là vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống (Tày, Nùng, Thái, Mường, Hơ Mông…), có Việt Bắc – cái nôi của cách mạng Việt Nam. Việc phát huy các thế mạnh sẽ:
+ Xã hội: Dần dần xoá bỏ sự cách biệt về trình độ phát triển mọi mặt giữa vùng đồng bằng và miền núi - trung du, giữa các dân tộc. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân miền núi, xóa bỏ các tập quán canh tác và hủ tục lạc hậu. Đó là sự đảm bảo thiết thực về bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Góp phần phân bố lại dân cư - nguồn lao động giữa đồng bằng với miền núi – trung du, giải quyết lao động (việc làm) đặc biệt là số lao động ở các đồng bằng và thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
+ Chính trị: Tăng cường củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ. Thực hiện chính sách dân tộc, đền ơn đáp nghĩa.
NỘI DUNG 2 : VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1. Phân tích được các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế.
- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kinh tế trọng điểm - Điều kiện tự nhiên: đất, nước, biển
- Kinh tế-xã hội: nguồn lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật - Khó khăn: một số tài nguyên bị xuống cấp, thiên tai, số dân, mật độ dân số cao nhất cả
nước, vấn đề việc làm,sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
2. Những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế-xã hội ( quỹ đất nông nghiệp, sức ép việc làm )
3. Lí do phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thực trạng và các định hướng chính. KHÁI QUÁT CHUNG:
- Gồm: thành phố Hà Nội và Hải Phòng, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình (10 tỉnh, thành phố)
- Diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn quốc) - Dân số (năm 2006) 18,2 triệu người (chiếm 21,6% dân số cả nước).
1/ CÁC THẾ MẠNH CHỦ YẾU CỦA VÙNG:
a/ Vị trí địa lí:
- Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giáp các vùng có nhiều thế mạnh kinh tế (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ) giúp mở rộng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Phía Đông và Đông Nam giáp 1 vùng biển giàu tiềm năng thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.
- Là vùng kinh tế năng động, có nhiều tỉnh nằm trong điạ bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.
b/ Tài nguyên thiên nhiên: Phong phú và đa dạng:
Đất đai: Là tài nguyên có giá trị hàng đầu ở ĐBSH. Tỉ lê DT đất đa được sử dung rất cao, chiếm 82,8% DT đất tự nhiên (trong đó sử dụng vào NN chiếm 51,2%).
Chủ yếu là đất phù sa do hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp với khoảng 70% đất NN có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho việc phát triển NN
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh vừa thuận lợi cho vùng phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và thế mạnh sản xuất vụ đông đặc trưng.
Nước: Tài nguyên nước rất phong phú nhờ sự có mặt của hệ thống sông Hồng và Thái Bình, nước sông chứa nhiều phù sa.
Nước dưới đất tương đối dồi dào, chất lượng tốt. Ngoài ra ở 1 số nơi (Hải Phòng, Ninh Bình) còn có nước khoáng, nước nóng.
Tài nguyên biển:
Có đường bờ biển dài trên 400 km.
Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản. Biển giàu hải sản, có khả năng để phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.
Tài nguyên khoáng sản:
Đáng kể nhất là đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình) , sét, cao lanh (Hải Dương)
c/ Điều kiện kinh tế - xã hội: