Dân cư, nguồn lao động:

Một phần của tài liệu ÔN HSG địa lí dân cư NGÀNH VÙNG PASS 2 (Trang 81 - 82)

+ Dân số: gần 4,9 triệu người chiếm 5,8% dân số cả nước (năm 2006)

+ Đây là vùng cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xơ đăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...). Nhân dân các dân tộc có truyền thống lao động cần cù, chịu khó đoàn kết, đấu tranh cách mạng kiên cường, có bản sắc văn hóa độc đáo và kinh nghiệm sản xuất phong phú nhất là trồng cây cà phê do các đồn điền có từ thời Pháp thuộc.

+ Sự phát triển các vùng chuyên canh, là vùng giàu tài nguyên nên có khả năng thu hút hàng vạn lao động từ các vùng kinh tế khác tới và tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào Tây Nguyên.

+ Tây Nguyên có nền văn hóa độc đáo với các lễ hội cồng chiêng nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật:

+ Cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp, trong vùng đã xây dựng được 1 số cơ sở trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè...), nhiều công trình thuỷ lợi đã và đang được xây dựng như A Dun Hạ, Chư Prông, Iarinh (Gia Lai), Đắc Yên (Kon Tum), Dạ Tẻ, Đăc Tô (Lâm Đồng)..., hồ chứa nước, cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp.

+ Công nghiệp mới trong giai đoạn đầu, chỉ có một số cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

+ Bước đầu đã thu hút được nuồn vốn đầu tư nước ngoài

- Có chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ Tây Nguyên khai thác tiềm năng và phát triển

kinh tế: chính sách giao đất, giao rừng, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng, chính sách xóa đói giảm nghèo..., cho vay vốn phát triển sản xuất, phát tiển cây công nghiệp chủ đạo (cà phê, cao su, chè,….), đẩy mạnh công nghiệp chế biến.

- Hiện nay đã có 1 số dự án đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu, dệt máy, chế biến gỗ, rau quả, chăn nuôi, du lịch.

b/ Hạn chế:

Tự nhiên:

- Mùa khô mực nước ngầm hạ thấp nên việc làm thủy lợi vừa khó khăn vừa tốn kém. Mùa mưa, đất đai dễ bị xói mòn do rừng suy thoái nhanh.

- Tây Nguyên là vùng nghèo khoáng sản, là vùng duy nhất Việt Nam không giáp biển.  Điều kiện kinh tế - xã hội:

So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện KT-XH của Tây Nguyên còn nhiều khó khăn:

- Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học ky thuật. Mưc sông nhân dân con thấp, tỉ lê người chưa biết đọc, biết viết rất cao. Còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu

- Cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vu y tế, giáo duc, dịch vu ky thuật.

- Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các trung tâm CN nhỏ và điểm công nghiệp.

2/ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM:

a) Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội để pháttriển cây công nghiệp. triển cây công nghiệp.

Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên:

Một phần của tài liệu ÔN HSG địa lí dân cư NGÀNH VÙNG PASS 2 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w