Tài nguyên thiên nhiên: Là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nên có khả

Một phần của tài liệu ÔN HSG địa lí dân cư NGÀNH VÙNG PASS 2 (Trang 61 - 62)

năng đa dạng hóa cơ cấu ngành kinh tế với những thế mạnh về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.

+ Đất đai:

* Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi các loại đá mẹ khác thuận lợi cho sự phát triển các cây công nghiệp lâu năm (chè), cây đặc sản (hồi, quế, tam thất) và các loại cây công nghiệp hàng năm (thuốc lá, lạc, đỗ tương...).

* Đất phù sa dọc các thung lũng và các cánh đồng trước núi như Nghĩa Lộ (Yên Bái), Trùng Khánh, Thất Khê (Cao Bằng), Mường Thanh (Điện Biên) có thể phát triển cây lương thực.

+ Khí hậu: Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh nhất nước ta. Điều

đó cho phép đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, trong đó có cả cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

+ Nguồn nước: Nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn, chảy trên địa hình dốc nên có tiềm năng

lớn nhất về thủy điện (riêng hệ thống sông Hồng chiếm 37% thủy năng của nước ta). Vùng biển ở phía Đông có khả năng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

+Sinh vật: DT rừng là 4.654,7 nghìn ha (2007). Ngoài giá trị về kinh tế, rừng có ý nghĩa lớn

về môi trường; vùng biển có ngư trường vịnh Bắc Bộ thuận lợi cho đánh bắt, có thể nuôi trồng thủy sản dọc bờ biển và các đảo ven bờ. Trên các cao nguyên còn có 1 số đồng cỏ nhỏ có điều kiện phát triển chăn nuôi đại gia súc.

+ Khoáng sản: Tập trung nhiều loại khoáng sản nhất so với các vùng khác trong cả nước với

đủ loại khoáng sản (nhóm khoáng sản năng lượng kim loại và phi kim loại). Các loại có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn: Than đá, sắt, thiếc, bô xít, apatít, vật liệu xây dựng (dẫn chứng).

c) Hạn chế:

- Đa số mỏ quặng nằm ở nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển. Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí sản xuất cao và các phương tiện hiện đại.

- Thời tiết hay nhiễu động, thất thường (ở khu Đông Bắc) và nạn thiếu nước về mùa đông (khu Tây Bắc)....

2. / Phân tích những thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

a) Thế mạnh:

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Số dân: hơn 12 triệu người (chiếm 14,2% số dân cả nước, 2006). Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người (Nùng, Tày, Dao, Mường, H’Mông...), có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất.

+ Là vùng căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, với nhiều di tích văn hoá lịch sử: Điện Biên Phủ, Tân Trào, Pắc Bó, An Toàn Khu… Nhân dân các dân tộc có những đóng góp quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.

- Cơ sở ha tầng, cơ sở vât chât kỹ thuât:

Bước đầu đã xây dựng được kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ các ngành kinh tế: thủy điện Hòa Bình, Thác Bà; nhiệt điện Uông Bí; hóa chất Việt Trì – LâmThao; gang thép Thái Nguyên; chế biến chè ở Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên...

Một phần của tài liệu ÔN HSG địa lí dân cư NGÀNH VÙNG PASS 2 (Trang 61 - 62)