Trong nông, lâm nghiệp:

Một phần của tài liệu ÔN HSG địa lí dân cư NGÀNH VÙNG PASS 2 (Trang 92 - 93)

- Tây Nguyên bò được nuôi nhiều hơn trâu:

c) Trong nông, lâm nghiệp:

- Đông Nam Bộ là vùng khá giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp (địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa cổ, đất bazan, khí hậu cận xích đạo, thời tiết khá ổn định...). Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của vùng đối với phát triển nông nghiệp là có 1 mùa khô kéo dài và sâu sắc, đồng thời cũng có nhiều vùng thấp dọc sông Đồng Nai, sông La Ngà bị ngập úng trong mùa mưa. Do vậy giải quyết tốt vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu.

+ Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng: công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta. Dự án thuỷ lợi Phước Hoà nhằm chia một phần nước sông Bé cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Tây, cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Kết hợp với các công trình thủy điện Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn…

→ Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng hàng năm cũng tăng và khả năng đảm bảo lương thực thực phẩm cũng khá hơn.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng:

+ Đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất + Mở rộng diện tích các cây cọ dầu, cây điều, cây cà phê, cây hồ tiêu...

→Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây CN lớn của cả nước. Sản lượng cao su của vùng không ngừng tăng lên. Vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, hồ tiêu, điều. Cây mía và đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày.

- Cần bảo vệ vốn rừng (rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển) trên vùng thượng lưu của các sông, cứu các vùng rừng ngập mặn. Các vườn quốc gia cần được bảo vệ nghiêm ngặt (VQG Cát Tiên).

Một phần của tài liệu ÔN HSG địa lí dân cư NGÀNH VÙNG PASS 2 (Trang 92 - 93)