Nội dung phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần HHB việt nam (Trang 25)

1.2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được sử dụng làm nguồn dữ liệu chính khi thanh toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (PGS.TS. Lưu Thị Hương, 2013).

- Phân tích khái quát tình hình Tài sản – Nguồn vốn

+ Phần tài sản: Phân tích khát quát tình hình tài sản là đánh giá tình hình tăng/ giảm và biến động theo kết cấu của tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình tài sản sẽ cho thấy tài sản doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản thay đổi

như thế nào giữa các năm? Doanh nghiệp có đang đầu tư mở rộng kinh doanh hay không? Doanh nghiệp có ứ đọng tiền, hàng tồn kho hay không?...

+ Phần nguồn vốn: Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng/ giảm, kết cấu và biến động của nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình nguồn vốn sẽ cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mực nguồn vốn thay đổi như thế nào giữa các năm? Công nợ của doanh nghiệp tăng/ giảm thay đổi như thế nào? Cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào?... (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).

- Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định, phản ánh các khoản doanh thu, chi phí, kết quả của từng hoạt động kinh doanh và toàn doanh nghiệp. Qua các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi tiêu sản xuất, giá vốn, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Ngoài ra, số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, các khoản thuế phải nộp khác. Sau cùng, thông qua kết quả hoạt động kinh doanh giúp đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).

- Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh của doanh nghiệp theo ba hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá tạo tiền, sử dụng tiền trong kỳ của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).

1.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính căn bản

Các số liệu trên báo cáo tài chính nếu đứng riêng rẽ thì sẽ rất ít có ý nghĩa, do đó cần có sự só sánh các số liệu trên các báo cáo này với nhau nhằm tạo nên các chỉ tiêu tài chính, bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính giúp các đối tượng quan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay... (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).

Khóa luận tốt nghiệp ThS. Đỗ Thanh Hương

Trong phân tích tài chính, các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm những vấn đề sau:

(1) Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản

(2) Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản

(3) Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động

(4) Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Khi tiến hành phân tích đầy đủ những nội dung trên thì có thể cung cấp tương đối đầy đủ thông tin cho đối tượng sử dụng thông tin, giúp họ am hiểu thấu đáo và sâu sắc mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp.

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là khả năng hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn. Nghiên cứu nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để trả các khoản nợ đến hạn thanh toán hay không. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017). Thuộc nhóm này có các chỉ tiêu sau:

* Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)

Giá trị tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là thước đo khả năng thanh toán cả khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông thường, khi hệ số này thấp (đặc biệt là nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Do vậy, để đánh giá chính xác

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Là chỉ tiêu đánh giá sát hơn khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho và được xác định bằng cách lấy tài sản

Giá trị TSNH – Hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

* Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn nữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời, chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoảng đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro gì. Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và khoản nợ phải thu gặp khó khăn trong việc thu hồi.

* Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Đây cũng là chỉ tiêu cần xem xét khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vũ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. . Nếu doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng hoạt động kinh doanh không hiệu quả, mức sinh lời của đồng vốn thấp hoặc bị thua lỗ thì không thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn.

Hệ số thanh toán khả năng lãi vay được xác định theo công thức:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ Chỉ tiêu này được tính toán dựa vào số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu mà các ngân hàng rất quan tâm khi thẩm định cho khách hàng vay vốn và cũng ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thường được tính dựa trên cơ sở EBIT của

Khóa luận tốt nghiệp ThS. Đỗ Thanh Hương

tổng ba hoạt động kinh doanh và được xác định đơn giản bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế cộng với lãi vay phải trả của doanh nghiệp.

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản * Hệ số cơ cấu nguồn vốn sản * Hệ số cơ cấu nguồn vốn

Hệ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Đây là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với các nhà quản trị DN, với các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư. Đối với nhà quản trị tài chính DN, thông qua hệ số cơ cấu nguồn vốn cho thấy sự độc lập về tài chính, mức độ sử dụng đòng bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có thể điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể. Đối với các chủ nợ, quy mô vốn chủ sở hữu công ty thể hiện sử đảm bảo an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Ngoài ra căn cứ vào hệ số cơ cấu nguồn vốn các nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đố căn nhắc quyết định đầu tư của mình. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).

Hệ số cơ cấu nguồn vốn gồm hai chỉ tiêu cơ bản:

Hệ số nợ

Hệ số này phản ánh các khoản nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp vay nợ càng nhiều, mức độ rủi ro tài chính cao.

Hệ số vốn chủ sở hũu:

Tổng vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu =

Tổng nguồn vốn

Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết trong tổng số nguồn vốn của doanh

tỏ khả năng tự đảm bảo tài chính càng cao, mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp cao và ngược lại, khi hệ số càng nhỏ thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng thấp, mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng giảm.

* Hệ số cơ cấu tài sản

Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp, hệ số này gồm 2 chỉ tiêu:

Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn

Căn cứ vào từng ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp.

* Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn

Vốn chử sở hữu Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =

Tài sản dài hạn

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn) là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự tài trợ tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đủ để đầu tư tài sản dài hạn và do vậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn. Do đặc điểm của tài sản dài hạn là thời gian luân chuyển dài nên nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ tài sản dài hạn mà phải sử dụng cac nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) thì khi các khoảng nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và đảm bảo thừa khả năng tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ. Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh có thể không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, tốc độ thu hồi vốn chậm.

Khóa luận tốt nghiệp ThS. Đỗ Thanh Hương

1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu và hiệu suất hoạt động

Các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu suất sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các hệ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017). Các chỉ tiêu nhóm này gồm:

* Số vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn trong kỳ. Như đã phân tích ở trên, do số sợ phải thu trong các DN chủ yếu phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nên số vòng quay các khoản phải thu thường được tính cho số tiền hàng bán chịu. Tuy nhiên, các đối tượng bên ngoài DN có thể sử dụng doanh thu bán hàng để tính toán. Công thức tính số vòng quay các khoảng phải thu:

Số vòng quay nợ phải thu

Lưu ý: Doanh thu bán hàng ở đây là doanh thu thanh toán

Chỉ tiêu này cho biết mức độ sử dụng hợp lý của số dư các khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn. Nếu số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ DN thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn).

Công thức số dư bình quân các khoản phải thu được xác định như sau:

Số dư bình quân các khoản phải thu=

Ngoài ra chỉ tiêu “Số vòng quay các khoản phải thu” có thể tính cho toàn bộ cac khoản phải thu hay từng khoản phải thu cụ thể (phải thu người bán, phải thu nội bộ...) giúp các nhà quản trị đánh giá được tình hình thanh toán nợ phải thu theo từng đối tượng.

* Thời gian thu tiền bình quân

Thời gian thu tiền bình quân (còn gọi là thời gian vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân) là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân thu tiền từ các khoản phải thu. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Kỳ thu tiền bình quân

Thời gian thu tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, DN ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu tiền càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn DN bị chiếm dụng nhiều. Tuy nhiên, thời gian thu tiền quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, không khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

* Số vòng quay hàng tồn kho

Là chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng hàng tồn khô của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ và được xác định bằng công thức sau:

Số vòng quay hàng tồn kho

Số giá trị tồn kho bình quân

2

Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp. Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt,

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần HHB việt nam (Trang 25)