Thông qua việc xem xét sự thay đổi, biến động về tổng tài sản và tổng nguồn vốn, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi về quy mô hoạt động cũng như khả năng huy động vốn, cấu trúc tài chính của công ty. Ở những thời kỳ khác nhau mỗi doanh nghiệp sẽ có tình hình tài chính khác nhau. Tình hình tài chính của doanh nghiệp biến động tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều mặt như điều kiện hoạt động, phương thức kinh doanh cũng như những chính sách về tài chính, quản lý công nợ. Thông qua việc xem xét sự thay đổi, biến động về tổng tài sản và tổng nguồn vốn thông qua bảng CĐKT của Công ty Cổ phần HHB Việt Nam, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi về quy mô hoạt động cũng như khả năng huy động vốn của công ty. Điều này giúp thể hiện trình độ sử dụng vốn cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc phân tích này được thực hiện thông qua việc so sánh số liệu với đầu năm trong bảng CĐKT cuối năm về cả số tuyệt đối lẫn tương đối giai đoạn 2018-2020.
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Đỗ Thanh Hương
❖ Cơ cấu tài sản
Bảng 2.1. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần HHB Việt Nam giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Đồng
CHỈ TIÊU TÀI SẢN NGẮN HẠN
Tiền và các khoản tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Phải thu của khách hàng Trả trước cho người bán Các khoản phải thu khác
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Thuế và các khoản khác phải thu NC
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Đỗ Thanh Hương
❖ Cơ cấu tài sản của công ty Năm 2018 TSNH TSDH 43% 57% Năm 2019 TSNH TSDH 44% 56% Năm 2020 TSNH TSDH 38% 62%
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần HHB Việt Nam 2018-2020
❖(Nguồn: BCTC Công ty 2018-2020)
Căn cứ vào biểu đồ 2.1 cơ cấu tài sản, qua các năm 2018, 2019 và 2020 ta nhận thấy rằng công ty chủ yếu đầu tư vào TSNH. TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS của công ty nhưng biến động qua các năm. Cụ thể năm 2019, TSNH chiếm 56% giảm 1% so với năm 2018, tuy nhiên sang đến năm 2020, tỷ trọng TSNH tăng 6% so với năm 2019. Ngược lại TSDH chiếm tỷ trọng ít hơn trong tổng TS so với TSNH, và cũng có biến động qua các năm. Năm 2019, TSDH tăng so với năm 2018 là 1%, nhưng đến năm 2020 thì giảm xuống 6%. Cơ cấu TS như vậy là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là buôn bán sản phẩm máy lọc nước nên chủ yếu đầu tư vào các TSNH.
Để thấy được rõ hơn về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty ta đi so sánh với các công ty cùng ngành.
TSNH (%) TSDH (%) 61.73% 47.33% 38.27% 76.53% 52.67% 23.47%
Công ty cổ phần HHB Công Ty TNHH Công Công Ty Cổ Phần Việt Nam Nghiệp Ricon Việt Nam Thương Mại Tổng Hợp
Việt An
Biểu đồ 2.2. So sánh cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần HHB Việt Nam với các công ty cùng ngành năm 2020
(Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty)
Qua biểu đồ 2.2 ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần HHB Việt Nam và Công Ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp Việt An chủ yếu là TSNH trong khi cơ cấu của Công ty TNHH Công nghiệp Ricon Việt Nam không có sự chênh lệch quá nhiều giữa TSNH và TSDH. Có thể thấy Công ty cổ phần HHB Việt Nam và Công Ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp Việt An có cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn ta cần đi phân tích sự biến động của tài sản.
❖ Sự biến động tài sản:
• Phân tích biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn:
Nhìn vào bảng số liệu 2.1, ta thấy năm 2019 tình hình kinh doanh của công ty có bước chuyển biến lớn nên tài sản ngắn hạn tăng 262.233.033 đồng, tỉ lệ tăng 9,83% so với năm 2018, với giá trị tài sản lưu động tăng lên như vậy có thể giúp công ty điều chuyển vốn kịp thời khi cần thiết hoặc có thể dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho công ty. Sang năm 2020, tài sản ngắn hạn tăng nhẹ lên 93.159.810 đồng, tỉ lệ tăng 3,18 % so với năm 2019. Qua đó chúng ta có thể thấy công ty có xu hướng mở rộng kinh doanh và khả năng thanh toán của công ty được nâng cao. Để đánh giá chính xác tình hình tài sản lưu
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Đỗ Thanh Hương
động của công ty, ta sẽ đi phân tích sự biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tại quỹ giảm dần qua ba năm. Cụ thể, năm 2019 là 878.461.759 giảm 78.360.652 đồng so với năm 2018, tỉ lệ giảm 8,19% nguyên nhân làm cho lượng tiền và các khoản tương đương tiền tại quỹ năm 2018 giảm là do trong năm công ty đã sử dụng tiền mặt chi ra cho hoạt động kinh doanh nhiều hơn lượng tiền mặt thu về từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sang năm 2020, tiền và các khoản tương đương tiền tại quỹ tiếp tục giảm 203.578.607 đồng còn 674.883.152, giảm 23,17% so với năm 2019. Nguyên nhân là vì công ty đã sử dụng tiền mặt chi ra cho hoạt động kinh doanh nhiều hơn lượng tiền mặt thu về từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trên thực tế, vốn bằng tiền là loại tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng có để thoả mãn mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh nên việc tăng lên của vốn bằng tièn thể hiện tính chủ động trong kinh doanh vàđảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Điều này cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty bị ảnh hưởng.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Của Công ty nắm giữ các giấy tờ có giá của ngân hàng. Năm 2019, giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 25.000.000 đồng con số này vẫn được duy trì so với năm 2018 nhưng đến năm 2020 do ảnh hưởng của thị trường tài chính có nhiều khó khăn nên Công ty đã giảm khoản đầu tư này xuống còn 12.000.000 đồng. Có thể thấy, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty giảm và còn ở mức thấp. Vì thế, Công ty nên nâng cao giá trị các khoản đầu tư này trong những năm tới.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Ta thấy tổng các khoản phải thu tăng dần qua ba năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 1.522.538.967 đồng; 1.809.852.979 đồng; 2.081.927.721 đồng. Năm 2019 tăng 287.314.012 đồng, tương đương tăng 18,87% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 272.074.742 đồng, tương đương tăng 15,03% so với năm 2019. Nguyên nhân sự thay đổi này là do sự thay đổi của từng khoản trong các khoản phải thu ngắn hạn, cụ thể là:
Khoản phải thu khách hàng: Dễ thấy khoản này chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khoản phải thu NH điều này chứng tỏ doanh thu cung cấp dịch vụ lớn và bị khách hàng chiếm dụng số lượng vốn khá lớn. Bên cạnh đó, ta thấy khoản phải thu khách hàng có xu
207.301.000 đồng tương ứng tỷ tệ 14,55% so với năm 2018 và năm 2020 là 1.792.086.087 đồng. Tức là năm 2020 tăng 160.055.653 đồng, tỷ lệ tăng là 9,81% Nguyên nhân do Công ty áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng cho dịch vụ cho các các khách hàng lớn và tiềm năng. Tuy nhiên, Công ty cũng phải cân nhắc đến khả năng thanh toán của khách hàng, đề phòng nguy cơ khách hàng không thanh toán được.
Đối với khoản trả trước cho người bán: Năm 2019 là tăng 51.108.004 đồng, do trong năm công ty có sửa chữa tài sản cố định và một số thiết bị máy móc. Năm 2020, khoản trả trước cho người bán tăng 130.706.110 đồng, tăng gấp 2,06 lần so với năm 2019, nguyên nhân là do trong năm công ty đã tiến hành nâng cấp xe vận chuyển hàng hóa. Công ty đang chú trọng cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ điều này sẽ giúp công ty thu hút khách hàng nhiều hơn.
Khoản phải thu khác: Năm 2019 là 54.365.881 đồng tăng 28.905.008 đồng, tức đã tăng 113,53% so với năm 2018, công ty có thêm một khoản vốn bị chiếm dụng, cần phải có biện pháp thu hồi nhanh khoản nợ này. Ngược lại, năm 2020 lại giảm 18.687.021 đồng còn 2.081.927.721 đồng, tỉ lệ giảm 34,37% góp phần gia tăng lượng tiền vốn cho công ty.
Hàng tồn kho: Năm 2019 tăng 18.288.119, tương đương tăng 38,45% so với năm
2018 và năm 2020 tăng 8.985.912 so với năm 2019, tỷ lệ 13,64% bởi việc cung ứng sản phẩm sản phẩm máy lọc nước tăng lên. Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là các sản phẩm như sản phẩm máy lọc nước, các máy móc sửa chữa lắp đặt máy lọc nước…. Sở dĩ có mức tăng này là do lượng khách hàng mua máy lọc nước tăng và Công ty dự đoán gía cả tăng nên mua về dự trữ khá nhiều để tồn trữ cho năm sau sử dụng.
Khoản mục tài sản ngắn hạn khác: Năm 2019 tăng 34.991.554 đồng, tỉ lệ tăng 29,97% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 28.677.763 đồng, tỉ lệ tăng 18,90% so với năm 2019. Đầu năm tài chính, công ty đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đầu vào, theo kế hoạch đến cuối năm tiến hành so sánh giữa số thuế tiêu thu đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp và số thuế đã nộp để tiến hành nộp tiếp hoặc hoàn nhập, các năm 2018, 2019, 2020 số thuế được hoàn nhập, góp phần làm tổng tài sản ngắn hạn khác tăng dẫn qua các năm.
Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện trong khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty nên lưu ý đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Đỗ Thanh Hương
thu, giảm hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài ra việc gia tăng các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán của công ty hiệu quả hơn; việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ công ty đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho công ty.
• Phân tích biến động của từng khoản mục trong tài sản dài hạn:
Tài sản cố định: Năm 2019 tăng 53.962.732 đồng so với năm 2018, tương ứng tăng 3,33 %. Tài sản cố định tăng lên do trong năm 2019, Công ty đầu tư bổ sung mua thêm thiết bị mới phục vụ cho công việc phòng hành chính nhân sự. Điều này làm cho tài sản cố định của Công ty tăng lên. Năm 2020 giảm so với năm 2019 là 533.870.796 đồng, tỷ lệ giảm là 31,88%. Nguyên nhân là do tài sản năm 2020 công ty không đầu tư vào tài sản cố định nên nguyên giá tài sản cố định vẫn giữ nguyên. Đồng thời, giá trị hao mòn của tài sản cố định năm 2020 tăng so với năm 2019, tăng mạnh hơn so với nguyên giá, cụ thể giá trị hao mòn tăng 533.870.796 đồng, tức tăng 17% nên làm cho giá trị tài sản cố định hữu hình của công ty năm 2020 giảm so với năm 2019.
Đầu tư tài chính dài hạn: Các khoản đầu tư dài hạn của Công ty là cổ phiếu, giá trị của khoản này không đổi do Công ty không có niềm tin vào tương lai nên không tiếp tục đầu tư thêm.
Tài sản dài hạn khác: Trong đó có khoản phải thu dài hạn năm tăng dần qua 3 năm điều này cho thấy công ty đã cho vay trong dài hạn. Cụ thể là, năm 2019 tăng 186.800.384 đồng so với năm 2018, tương ứng tỷ lệ tăng 113,64 % và năm 2020 tăng 132.503.101 đồng so với năm 2019, tương ứng tỷ lệ tăng 37,73%.
❖ Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần HHB Việt Nam giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Đồng
CHỈ TIÊU NỢ PHẢI TRẢ Nợ ngắn hạn
Vay ngắn hạn
Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải nộp NC Phải trả người lao động
Chi phí phải trả
Nợ dài hạn
Vay và nợ dài hạn
VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
❖ Cơ cấu nguồn vốn Năm 2018 NPT VCSH 35% 65% Năm 2019 NPT VCSH 31% 69% Năm 2020 NPT VCSH 35% 65%
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn của Công ty Cổ phần HHB Việt Nam 2018-2020
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu BCTC Công ty 2018- 2020)
Dựa vào biểu đồ 2.3ta có:
Giai đoạn 2018 – 2019: Trong năm 2019 khoản nợ phải trả là 69%, tức là tăng 4% so với năm 2018. Nguyên nhân là do trong năm 2019 Công ty tăng các khoản nợ phải trả tăng lên trừ khoản người mua trả tiền trước (giảm 25,72% so với năm 2018), chi phí phải trả (giảm 22,31%). Trong khi đó tốc độ tăng của tổng NV lại thấp hơn tốc tộ tăng của nợ phải trả. Vì trong giai đoạn này Công ty mở rộng qui mô hoạt động do đó Công ty đã vay nhiều vốn hơn, đồng thời chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động cung cấp dịch vụ, làm cho tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn.
Giai đoạn 2019 – 2020: Trong giai đoạn này, tỷ trọng khoản nợ phải trả giảm, cụ thể vào năm 2020 khoản nợ phải trả chiếm tỉ trọng 65% (giảm 4% so với năm 2019). Nguyên nhân giảm là do nợ phải trả giảm, tổng NV đều giảm nhưng tốc độ giảm của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ giảm của tổng NV. Nhìn chung qua ba năm, tỷ trọng khoản nợ phải trả của Công ty và có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ Công ty đã giảm mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, trách mất khả năng chi
Tỷ trọng VCSH năm 2019 là 31% giảm 4% so với năm 2018 là 35%. Tỷ trọng VCSH cho chúng ta biết rằng một động vốn của Công ty được hình thành từ bao nhiêu đồng VCSH. Nguyên nhân là do phần lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm. Năm 2019
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Đỗ Thanh Hương
là năm kinh tế bất ổn nên Công ty càng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và hoạt động kinh doanh.
Nhưng đến năm 2020 tỷ trọng VCSH lại tăng lên 4% so với năm 2019 là 31%. Sự tăng lên này cho thấy Công ty đang tăng cao khả năng tự chủ về tài chính, giảm việc vay nợ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra đối với công ty.
Ta có thể đi so sánh cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần HHB Việt Nam năm 2020 với các công ty cùng ngành qua biểu đồ 2.4
Nợ phải trả (%) VCSH (%) 80.26% 64.55% 57.66% 42.34% 35.45% 19.74%
Công ty cổ phần HHB Công Ty TNHH Công Công Ty Cổ Phần Việt Nam Nghiệp Ricon Việt Nam Thương Mại Tổng Hợp
Việt An
Biểu đồ 2.4. So sánh cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần HHB Việt Nam với các công ty cùng ngành năm 2020
(Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty)
Ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Công nghiệp Ricon Việt Nam khá cân đối còn Công ty cổ phần HHB Việt Nam và Công Ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp Việt An có tỷ trọng nợ phải trả quá cao rất dễ gặp rủi ro về tài chính.
Tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn ta cần đi phân tích sự biến động của nguồn vốn
❖ Phân tích các khoản mục trong nguồn vốn
Tổng nguồn vốn năm 2019 là 5.206.773.877 đồng tăng so với năm 2018 là 502.996.149 đồng và giảm 308.207.885 đồng so với năm 2020. Cụ thể: