Phương trình DUPONT dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Chẳng hạn: tách hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) hay hệ số khả năng sinh lời của vốn kinh doanh (ROA),... thành tích số của chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT nhằm đánh giá tác động tương hỗ giữa các hệ số tài chính, nhà phân tích có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu
để phân tích sự tác động đó.
Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét là:
Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh với vòng quay toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu.
Xem xét mối quan hệ này có thể thấy được tác động của hệ số lãi ròng và vòng quay toàn bộ vốn có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
ROE
ROE
ROE phản ánh mức sinh lời của một đồng vốn chủ sở hữu thể hiện mức tăng giá trị tài sản cho cac chủ sở hữu. Qua công thức trên, cho thấy ba yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đó là:
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
+ Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng hoạt động của doanh nghiệp.
+ Hệ số nợ: Phản ánh trình độ quản lý tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính dựa vào DUPONT có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ: có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, để ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiền tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
ởcác kỳ kinh doanh tiếp theo. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).