Phân tích tìnhhình tài chính bằng phương trình Dupont

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần HHB việt nam (Trang 86 - 88)

Bảng 2.13. Phân tích tình hình tài chính theo phương pháp Dupont Chỉ tiêu

ROS (= LNST/ Doanh thu) Doanh thu thuần/ Tổng TS Tổng TS/ VCSH

ROA ROE

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC của Công ty giai đoạn 2018-2020)

Mức độ ảnh hưởng của ROS và Hiệu suất sử dụng TS lên ROA

Áp dụng công thức: ROA= ROS * Hiệu suất sử dụng tài sản

ROA năm 2020 bằng 2,79% là thấp nhất và năm 2018 bằng 4,36% là cao nhất, cho thấy năm 2018 hiệu quả sử dụng vốn của công ty là khả quan nhất, nhưng lại có dấu hiệu không tốt. Qua bảng 2.9 ta thấy ROA chịu tác động của 2 nhân tố lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) và doanh thu trên tổng TS (hiệu suất sử dụng tài sản), trong đó giá trị ROA giảm là do ROS giảm vì vậy muốn nâng cao tỷ lệ này công ty cần có những giải pháp để nâng cao ROS, tuy nhiên vẫn phải kết hợp đồng nâng cao giá trị của vòng quay TS. Nguyên nhân năm 2020 tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) thấp như vậy là do cuộc khủng hoảng nền kinh tế đã ảnh hưởng đến công ty nên tỷ số này giảm 0,29% so với năm 2019 dẫn đến ROA cũng giảm.

Tóm lại, qua phân tích Dupont ở trên có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời TS của công ty có xu hướng giảm mạnh qua các năm, điều này bị ảnh hưởng bởi cả hai nhân tố là ROS và hiệu suất sử dụng tổng TS. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hai yếu tố trên có thể giải thích do ảnh hưởng của cả yếu tố khách quan và nội tại bên trong doanh nghiệp.

Mức độ ảnh hưởng của ROS, Hiệu suất sử dụng TS và Hệ số đòn bảy tài chính lên ROE

Áp dụng công thức: ROA= ROS * Hiệu suất sử dụng tài sản* Đòn bảy tài chính Theo công thức phân tích Dupont cho mô hình ROE, ta có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, đó là: tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS), tỷ lệ doanh thu thuần trên tài sản bình quân (số vòng quay tài sản) và hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (hệ số đòn bẩy tài chính). Cụ thể:

Chỉ tiêu ROE giảm mạnh qua các năm. Trong năm 2019 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra 10,63 đồng lợi nhuận, so với năm 2018 thì đã giảm 1,75 đồng. Đến năm 2020 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng tiếp tục giảm, cụ thể là năm 2020 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại 7,87 đồng lợi nhuận (giảm 2,76 đồng so với năm 2019). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) giảm, đồng thời hệ số vòng quay tài sản cũng giảm. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lên bằng cách nâng số vòng quay vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Như vậy, việc xem xét các mối quan hệ trong phương trình Dupont có thể thấy được các yếu tố tác động đến ROA, ROE, từ đó giúp nhà quản lý đề ra các giải pháp thích hợp để khai thác các yếu tố tiềm năng nhằm tăng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần HHB việt nam (Trang 86 - 88)