Các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu suất sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các hệ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017). Các chỉ tiêu nhóm này gồm:
* Số vòng quay khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn trong kỳ. Như đã phân tích ở trên, do số sợ phải thu trong các DN chủ yếu phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nên số vòng quay các khoản phải thu thường được tính cho số tiền hàng bán chịu. Tuy nhiên, các đối tượng bên ngoài DN có thể sử dụng doanh thu bán hàng để tính toán. Công thức tính số vòng quay các khoảng phải thu:
Số vòng quay nợ phải thu
Lưu ý: Doanh thu bán hàng ở đây là doanh thu thanh toán
Chỉ tiêu này cho biết mức độ sử dụng hợp lý của số dư các khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn. Nếu số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ DN thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn).
Công thức số dư bình quân các khoản phải thu được xác định như sau:
Số dư bình quân các khoản phải thu=
Ngoài ra chỉ tiêu “Số vòng quay các khoản phải thu” có thể tính cho toàn bộ cac khoản phải thu hay từng khoản phải thu cụ thể (phải thu người bán, phải thu nội bộ...) giúp các nhà quản trị đánh giá được tình hình thanh toán nợ phải thu theo từng đối tượng.
* Thời gian thu tiền bình quân
Thời gian thu tiền bình quân (còn gọi là thời gian vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân) là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân thu tiền từ các khoản phải thu. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Kỳ thu tiền bình quân
Thời gian thu tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, DN ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu tiền càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn DN bị chiếm dụng nhiều. Tuy nhiên, thời gian thu tiền quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, không khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
* Số vòng quay hàng tồn kho
Là chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng hàng tồn khô của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ và được xác định bằng công thức sau:
Số vòng quay hàng tồn kho
Số giá trị tồn kho bình quân
2
Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp. Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn đầu tư vào hàng tồn kho. Ngược lại, nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp DN có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng vật tư, hàng hoá hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm, từ đó dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp giảm đi và doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tình hình tài chính trong tương lai.
Trên cơ sở vòng quay hàng tồn kho, DN sẽ xác định được số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho hay kỳ luân chuyển hàng tồn kho:
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
* Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động (vòng quay tài sản ngắn hạn): Chỉ tiêu đo lường hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Số vòng quay vốn lưu động
Số vốn lưu động bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học số vốn lưu động ở đầu và cuối các quý trong năm. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn càng thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này đo lường hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân của doanh nghiệp, cho biết bình quân một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong một
kỳ kinh doanh.
Doanh thu thuần trong kỳ =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
* Vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay quay tài sản)
Chỉ tiêu này được đo bằng hệ số giữa doanh thu thuần trong kỳ và tổng vốn kinh doanh bình quân hay tổng tài sản bình quân, cho biết trong một kỳ đồng vốn kinh doanh bình quân đưa vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Doanh thu thuần
Vòng quay quay toàn bộ vốn = Tổng vốn kinh doanh bình quân (Tổng tài sản bình quân) sử dụng trong kỳ 1.2.2.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu khả năng sinh lời là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu quả quản trị doanh nghiệp. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017). Nhóm này gồm các chỉ tiêu cơ bản sau:
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng – ROS)
Đây là hệ số phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần, cho biết một đồng doanh thu của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
* Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh, phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp
Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quen hệ với lãi suất vay vốn, có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
* Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện năng lực quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một vốn kinh doan sử dụng trong ký tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Hệ số càng cao, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng lớn và ngược lại.
* Tỷ suất lợi nhâun sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số càng cao, hiệu quả sử dụng vốn kinh
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Đỗ Thanh Hương
* Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu phản ánh khát quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi đánh giá ROE, các nhà quản trị biết được một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn chủ càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm quản trị doanh thu và chi phí, quản trị tài sản, quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.2.3. Phân tích Dupont
Phương trình DUPONT dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Chẳng hạn: tách hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) hay hệ số khả năng sinh lời của vốn kinh doanh (ROA),... thành tích số của chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT nhằm đánh giá tác động tương hỗ giữa các hệ số tài chính, nhà phân tích có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu
để phân tích sự tác động đó.
Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét là:
Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh với vòng quay toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu.
Xem xét mối quan hệ này có thể thấy được tác động của hệ số lãi ròng và vòng quay toàn bộ vốn có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
ROE
ROE
ROE phản ánh mức sinh lời của một đồng vốn chủ sở hữu thể hiện mức tăng giá trị tài sản cho cac chủ sở hữu. Qua công thức trên, cho thấy ba yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đó là:
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
+ Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng hoạt động của doanh nghiệp.
+ Hệ số nợ: Phản ánh trình độ quản lý tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính dựa vào DUPONT có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ: có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, để ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiền tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
ởcác kỳ kinh doanh tiếp theo. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp1.3.1. Nhân tố chủ quan 1.3.1. Nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Sự đầy đủ và chất lượng thông tin sử dụng.
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính bởi một khi thông tin sử dụng không đầy đủ, phiến diện, không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích đem lại chỉ là hình thức. Có thể nói, thông tin trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính. Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản
ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.
Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự chính xác, kịp thời, phù hợp, thông tin sẽ không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở để tham chiếu trong quá trình phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem nó so sánh với các tỷ lệ tương ứngcủa doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất, kinh doanh tương tự mà đại diện ở đâylà các chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).
1.3.1.2. Trình độ cán bộ phân tích.
Có được thông tin đầy đủ, phù hợp, chính xác nhưng tập hợp thông tin như thế nào và xử lý thông tin ra sao để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu, tuy nhiên đó chỉ là những con số và nếu chúng để riêng lẻ thì bản thân chúng không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân của những điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số biết nói. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Đỗ Thanh Hương
1.3.1.3. Công nghệ và phần mềm sử dụng trong phân tích tài chính.
Công tác phân tích tài chính đòi hỏi số liệu tập hợp với số lượng lớn, nhiều nguồn, phải kiểm tra mức độ chính xác, tin cậy, nó cũng đòi hỏi khối lượng tính toán nhiều, có những phép tính phức tạp, dự báo chính xác, lưu trữ lượng thông tin lớn. Vì thế, nếu chỉ đơn thuần làm bằng phương pháp thủ công thì tốc độ rất chậm và không đáp ứng được nhu cầu ra các quyết định nhanh chóng trong giai đoạn kinh tế hiện nay. Chỉ có các công nghệ và phần mềm chuyên dụng sử dụng cho phân tích tài chính mới cho phép phân tích tài chính chính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu về quản lý tài chính doanh nghiệp.
1.3.1.4. Sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của phân tích tài chính bởi vì nếu ban lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính thì mới đầu tư kinh phí, mua sắm các phần mềm phân tích tài chính, bố trí phân công cụ thể đội ngũ nhân viên phân tích, xây dựng các quy trình phân tích khoa học cho nhân viên thực hiện, chỉ đạo sự phối hợp giữa các phòng ban trong việc cung cấp thông tin, hồi âm kết quả, áp dụng các giải pháp mà việc phân tích tài chính đưa ra để làm tốt hơn quá trình phân tích sau. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).
Tóm lại, trong công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp, cần phân tích đầy dủ các nội dung cần thiết Chương tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty Cổ phần HHB Việt Nam.
1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.2.1. Môi trường kinh tế
Một vài yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như: Lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, biến động của tỷ giá hối đoái, lạm phát…Lãi suất và hướng lãi suất trong nền kinh tế có thể ảnh hướng tới xu thế của tiết kiệm tiêu dung và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Sự biến động của tỷ giá sẽ làm thay đổi những điều kiện kinh doanh, tạo ra cơ hội hoặc thách thức khách nhau đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, mức độ lạm phát cũng ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. (GS.TS. Nguyễn Văn Công, 2017).