Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH khăn việt (Trang 27 - 31)

Trình độ lao động

Lao động có chuyên môn cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến xuất khẩu, vì lao động có kỹ năng cao hơn đi kèm với năng suất lao động cao hơn, điều này sẽ ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hóa của một doanh nghiệp.

Yếu tố lao động ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của 1 nƣớc khi nguồn lực về lao động dồi dào đặc biệt là đối với các vùng nông thôn và các tỉnh trung du việc dồi dào về nhân công kéo theo giá cả thuê nhân công rẻ và việc đó tạo ra đƣợc các mặt hàng phong phú, giá thành sản phẩm thấp, tạo đƣợc sức cạnh tranh cho các mặt hàng cũng nhƣ tạo ra nguồn hàng dồi dào nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc không hết điều đó đòi hỏi các nƣớc phải mở rộng hoạt động xuất khẩu để trao đổi các mặt hàng với các nƣớc trên thế giới.

Trong bài nghiên cứu về các yếu tố quyết định hiệu quả xuất khẩu ở Philippine của Duenas Caparas (2006) nhận thấy rằng đào tạo lực lƣợng lao động là một thƣớc đo đại diện cho năng lực công nghệ và đƣợc kỳ vọng có mối quan hệ tích cực với hoạt động xuất khẩu. Nâng cao kỹ năng đào tạo học hỏi và tích lũy các kỹ năng bổ sung có thể cải thiện năng suất và xuất khẩu hàng hóa.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp

Trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, mức độ trang bị máy móc, thiết bị, cơ giới hóa, tự động hóa. . Điều này phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp.

Khoa học - Công nghệ phát triển sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, làm tăng các yếu tố sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp với trang bị kỹ thuật hiện đại sẽ có nhiều lợi thế trong việc tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao giá thành rẻ và do đó cạnh tranh tốt trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa thì điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu. Có cơ sở vật chất tốt mới đảm bảo cho doanh nghiệp tạo nguồn hàng tốt, giao hàng đúng hạn và có chất lƣợng ổn định. Trƣớc khi đủ điều kiện xuất khẩu thì hàng hóa cũng phải đủ điều kiện về chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng đáp ứng cho nhu cầu trong nƣớc bởi yêu cầu xuất khẩu rất khắt khe, khách hàng nƣớc ngoài khá khó tính và họ yêu cầu chất lƣợng sản phẩm phải vƣợt trội, thƣờng là hơn cả chất lƣợng sản phẩm sản xuất cho tiêu dùng trong nƣớc.

Nguồn lực tài chính

Vốn là yếu tố cơ bản nhất cho một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thuộc quyền sở hữu của mình thì doanh nghiệp đó có khả năng tự chủ cao và chủ động trong hoạt động xuất khẩu của mình, có thể đảm nhận đƣợc những hợp đồng lớn, có thể đầu tƣ cải tiến trang thiết bị có thể tăng các khoản chi phí cho hoạt động mở rộng thị trƣờng, ngƣợc lại doanh nghiệp có vốn nhỏ, phải đi vay thƣờng khó chủ động trong các hoạt động của mình, phải mất chi phí cho lãi vay phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khách quan.

Khi doanh nghiệp có khả năng và nguồn lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất ra sản phẩm và tổ chức tiêu thụ một cách hiệu quả nhất, do đó ảnh hƣởng đến xuất khẩu. Khả năng tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp vững vàng hơn trƣớc các biến động bất ngờ của thị trƣờng và là cơ sở để cạnh tranh thành công trên thị trƣờng quốc tế. Nếu doanh nghiệp không có vốn lớn sẽ khó có thể chi trả đƣợc các chi phí về bảo hiểm hàng hóa, chi phí thuê phƣơng tiện vận chuyển hàng xuất khẩu, từ đó hàng hóa xuất đi sẽ không bán đƣợc với giá cao hơn so với các doanh nghiệp lớn tự lo đƣợc phƣơng tiện vận chuyển cũng nhƣ bảo hiểm hàng hóa.

Chiến lược kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

Chiến lƣợc kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì khi nghiên cứu môi trƣờng kinh doanh phải đảm bảo tính bao quát, không chỉ quan tâm đến thị trƣờng trong nƣớc – là nơi sản xuất, nơi cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu, mà còn phải nghiên cứu kĩ càng thị trƣờng nƣớc ngoài – nơi diễn ra việc tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu.

Nếu chiến lƣợc kinh doanh không phù hợp sẽ làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản, còn nếu phù hợp sẽ thu về lợi nhuận cao, đây chính là nguồn vốn để mở rộng quy mô doanh nghiệp cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng xuất khẩu. Vì vậy mà trƣớc khi đƣa ra quyết định xuất khẩu hàng hóa sang một thị trƣờng mới, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về nhu cầu, nền văn hóa nƣớc nhập khẩu để tránh những sai lầm không đáng có.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã đƣa ra những lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa, giúp ngƣời đọc hiểu rõ đƣợc bản chất của xuất khẩu hàng hóa, sự cần thiết phải tiến hành xuất khẩu, các hình thức xuất khẩu hàng hóa và những yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hóa. Từ đó góp phần cung cấp lý luận khoa học, tạo cơ sở cho việc phân tích và đánh giá về thực trạng xuất khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Khăn Việt và các thành tựu họ đã đạt đƣợc ở Chƣơng 2.

Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH KHĂN VIỆT

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH khăn việt (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w