năm tới
3.1.1. Định hướng xuất khẩu toàn ngành Dệt may Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam, nếu nhƣ năm 2016 đứng thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ thì đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 39 tỷ USD, tăng 7,55% so với năm 2018 và đã vƣợt lên trên Ấn Độ, đứng thứ 3 Thế giới.
Theo một khảo sát của Liên đoàn sản xuất dệt may quốc tế (ITMF), trung bình 8% đơn hàng đã giảm trên toàn thế giới và doanh thu trong năm 2020 giảm gần 10% so với năm 2019. Từ đó, ngành dệt may Việt Nam đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho năm 2020 và tầm nhìn đến 2030:
Xây dựng Chƣơng trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế
Phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu
Tăng cƣờng cho ngành may xuất khẩu nhờ các thỏa thuận thƣơng mại
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, các đơn hàng bị hủy, giãn tiến độ nhƣng với sự nhạy bén, chuyển đổi mặt hàng sản xuất, ngành dệt may Việt Nam (DMVN) từng bƣớc vƣợt khó, đạt kim ngạch xuất khẩu 35 tỷ USD trong năm 2020.
Trong tháng 1 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành DMVN đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, một số sản phẩm có mức tăng cao từ 9,3 đến 35,6% cho thấy tín hiệu tăng trƣởng xuất khẩu khả quan của ngành trong năm mới và hƣớng đến cán đích 39 tỷ USD vào cuối năm.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu của ngành sẽ đạt 55 tỷ USD; trong đó, các sản phẩm chính bao gồm xơ, sợi các loại đạt 4.000 tấn, vải đạt 3.500 triệu m2, sản phẩm may hơn 8.500 sản phẩm. Giá trị thặng dƣ thƣơng mại đến năm 2025 phấn đấu đạt 33 tỷ USD, tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 11,6%.
Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng đề ra mục tiêu xuất khẩu cũng nhƣ các mục tiêu khác cụ thể hơn của ngành Dệt may năm 2030 nhƣ sau:
Bảng 3.1. Các mục tiêu cụ thể của ngành Dệt may đến năm 2030 Chỉ tiêu 1. Kim ngạch XK Tỷ lệ XK so cả nƣớc 2. Sử dụng lao động 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ - Xơ, sợi tổng hợp - Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn)
- Vải các loại - Sản phẩm may 4. Tỷ lệ nội địa hóa
Để triển khai thực hiện có hiệu quả, cần có định hƣớng phát triển giai đoạn 2020-2030. Hoạch định rõ về các giải pháp về công nghệ, trong đó đƣa ra tầm nhìn cho ngành công nghiệp kéo sợi và dệt nhuộm, tập trung vào tự động hóa để tạo ra nền tảng theo xu thế thay đổi nhanh của thị trƣờng sau dịch COVID-19.
Cần có định hƣớng thúc đẩy xu hƣớng xanh hóa ngành dệt may thông qua tiết kiệm năng lƣợng tái tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nƣớc, phát triển bền vững cho nhà máy và ngƣời lao động. Tập trung phát triển theo chiều sâu, gia tăng sản phẩm có giá trị cao, cải tiến công tác quản trị, tái cấu trúc doanh nghiệp, phát triển chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, xây dựng chiến lƣợc kết nối, tạo nền tảng đƣa thƣơng hiệu dệt may Việt Nam ra thị trƣờng thế giới.
3.1.2. Định hướng xuất khẩu của Công ty TNHH Khăn Việt
Công ty TNHH Khăn Việt là một trong những doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc ra các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,.. Với phƣơng châm kinh doanh lành mạnh, đi tắt đón đầu, đặt chữ tín lên trƣớc, nhất là đối với khách hàng và đối tác, luôn lấy mục tiêu phấn đấu là chất lƣợng sản phẩm
Đất nƣớc đang trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và các nƣớc ASEAN. Công ty sẽ gặp nhiều cơ hội và thời cơ. Song, bên cạnh đó là rất nhiều những nguy cơ, thách thức. Bởi vậy, Công ty đã đề ra cho mình những định hƣớng trong ngắn hạn trong vòng 6 tháng đến 1 năm và định hƣớng dài hạn cho 5 năm tới để phát triển phù hợp với sự phát triển và biến động của thời đại.
Định hướng trong ngắn hạn
Dịch COVID-19 bùng phát đã khiến Công ty TNHH Khăn Việt phải lo lắng về việc hết nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên nửa cuối năm 2020 khi dịch bệnh bên Trung Quốc đã giảm hẳn, Công ty lại nhập khẩu đƣợc nguyên liệu đầu vào, phục vụ cho quá trình sản xuất. Sau một khoảng thời gian sản xuất bị gián đoạn, kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2020 đã giảm rõ rệt so với năm 2019, vì vậy mà Công ty đã đề ra định hƣớng trong năm 2021.
Công ty đƣa ra mục tiêu xuất khẩu của năm 2021 là đạt kim ngạch xuất khẩu ở mức 60 tỷ đồng, tăng 17,1%` so với năm 2020, khôi phục xuất khẩu sau thời gian dịch bệnh vừa qua, với cơ cấu tỷ trọng mặt hàng may mặc chiếm 48% nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty vì hiện nay sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty là khăn bông. Đây là mặt hàng có giá trị thấp, cần phải bán một lƣợng sản phẩm rất lớn mới đem lại lợi nhuận cao cho Công ty.
Công ty đƣa ra chiến lƣợc xuất khẩu khẩu trang vải trong trƣờng hợp nguồn nguyên liệu đầu vào lại gián đoạn do dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát tại Trung Quốc. Cần có một hƣớng kinh doanh khác khi không đủ nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất, Công ty cần tránh tái diễn lại tình trạng không kịp trả đơn hàng cho đối tác, gây mất uy tín trên thị trƣờng thế giới. Thế nhƣng, đó chỉ là giải pháp tình thế, không có lợi về mặt tài chính, bởi vì nguyên liệu sản xuất trong nƣớc có quy mô nhỏ, giá thành cao hơn so với nguyên liệu nhập khẩu. Mặc dù vậy, Công ty TNHH Khăn Việt vẫn quyết định thực hiện sản xuất nguyên liệu nội địa cung ứng cho sản xuất, để các nhà máy may không bị gián đoạn sản xuất, ngƣời lao động có việc làm.
Định hướng dài hạn
Trong 5 đến 6 năm tới, Công ty TNHH Khăn Việt đƣa ra mục tiêu xuất khẩu hàng hóa với tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm khoảng 200 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với hơn 8.000.000 USD.
Về định hƣớng sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm nhƣ áo sơ mi, áo polo, quần áo thể thao, tỷ trọng mặt hàng may mặc cần chiếm khoảng 60-70% tổng giá trị mặt hàng xuất khẩu. Sau đó, Công ty sẽ duy trì mức tăng trƣởng trung bình là 10-15% tiến tới năm 2035 phấn đấu đạt hơn 200 tỷ đồng. Mục tiêu có thể đƣợc coi nhƣ
là một thách thức lớn đối với công ty, tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới đang phục hồi dần sau dịch bệnh COVID-19 nhƣ hiện nay, các nhƣ cầu về hàng may mặc đang dần phục hồi và dự báo sẽ tăng trƣởng mạnh mẽ thì đây là cơ hội để công ty tận dụng để đạt đƣợc mục tiêu trên.
Để đạt đƣợc mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu trên, Công ty chủ trƣơng đẩy mạnh phƣơng thức xuất khẩu trực tiếp nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho công ty, tăng khả năng kiểm soát thị trƣờng cũng nhƣ là để xây dựng thƣơng hiệu của mình trên các thị trƣờng xuất khẩu của công ty.
Đa dạng hóa mặt hàng là chiến lƣợc phát triển cần chú trọng tới. Công ty xác định phải đổi mới mặt hàng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm may mặc để làm phong phú cơ cấu mặt hàng của Công ty, nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, tạo cho họ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn khi mua sản phẩm của công ty.
Về định hƣớng sản xuất, Công ty định hƣớng dịch chuyển sản xuất theo xu hƣớng dự án xanh về các tỉnh địa phƣơng, đầu tƣ mở rộng thêm 1 xƣởng sản xuất với máy móc, thiết bị thân thiện với môi trƣờng. Cùng với đó là thay thế dần các thiết bị máy móc sản xuất ở xƣởng sản xuất hiện tại đang ở Thái Bình sang các loại thân thiện với môi trƣờng. Hiện nay thế giới, đặc biệt là các nƣớc phát triển có xu hƣớng đề ra những tiêu chuẩn kỹ thuật là sử dụng công nghệ xanh, vì vậy đây là định hƣớng phát triển đem lại cơ hội xuất khẩu hàng hóa của công ty ra nhiều thị trƣờng mới.
3.2. Giải pháp cho xuất khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Khăn Việt
3.2.1. Giải pháp từ phía Công ty
3.2.1.1. Đầu tư vào máy móc, thiết bị sản xuất
Trƣớc tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đổi mới công nghệ để cải thiện năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
Trƣớc hết, Công ty cần rà soát lại toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị và phƣơng tiện vận chuyển hiện có. Với những tài sản có thể sử dụng tiếp mà đã khấu hao hết thì Công ty nên tiếp tục sử dụng, còn với những loại máy, thiết bị không còn sử dụng đƣợc cần phải thay thế ngay lập tức, tránh tình trạng làm hỏng hàng hóa, ảnh hƣởng đến tiến độ của hợp đồng xuất khẩu.
Đầu tƣ đổi mới trang thiết bị máy móc giúp các nhà thiết kế của Công ty chuyên nghiệp hóa công việc thiết kế của mình. Công ty cần áp dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế và sản xuất mẫu mã ứng dụng các chƣơng trình phần mềm dành cho thiết kế thời trang, giúp nâng cao hiệu quả công tác thiết kế.
Trong một bài báo về xu hƣớng công nghệ trong sản xuất hàng may mặc, một trong 5 xu hƣớng công nghệ là sử dụng công nghệ 3D. Kết xuất và in 3D đang cách mạng hóa các ngành công nghiệp trên toàn cầu. Những chiếc máy cải tiến này có thể tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh nhanh chóng bằng cách sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Khi đƣợc tích hợp vào công nghệ sản xuất hàng may mặc, mọi thứ từ áo phông, quần dài đến giày dép, mũ nón đều có thể đƣợc in theo yêu cầu. Quan trọng không kém, kết xuất 3D có thể tạo ra mô tả chính xác hơn về diện mạo của thành phẩm, cho phép các nhà thiết kế thao tác thiết kế trong thời gian thực để đảm bảo tác phẩm phù hợp hoàn hảo với thông số kỹ thuật của thiết kế.
Nổi bật là giải pháp Audaces 360 của hãng Audaces. Đây là một giải pháp hoàn chỉnh, cho phép tích hợp các khâu trong quá trình phát triển sản phẩm, bao gồm thiết kế mẫu, phát triển mẫu kỹ thuật, tính toán giá thành sản xuất… Công nghệ này sẽ rút ngắn quá trình thiết kế sản phẩm. Hiệu quả này đƣợc đánh giá năng suất lao động cao, tạo ra đƣợc nhiều mẫu mã và giảm thiểu sai sót khi thiết kế.
Công ty nên chuyển dần sang dây chuyền sản xuất tự động hóa. Nhƣ vậy thì các sản phẩm làm ra sẽ dễ dàng đạt tiêu chuẩn về chất lƣợng, dễ dàng xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài. Ví dụ nhƣ thiết bị cắt thế hệ mới Universal của FK- Group, có thể cắt đƣợc chiều dày bàn vải tối đa tới 9cm, trong khi đó các loại máy khác chỉ cắt đƣợc 4, 5 đến 6cm bàn vải, tốc độ cắt đạt 110m/phút và tốc độ dao là 6000 vòng/phút. Đặc biệt, với dây chuyền sản xuất này, có thể tối ƣu hóa đƣợc năng suất do có thể sản xuất số lƣợng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn. Từ đó giá thành sản phẩm sẽ giảm, tăng sức cạnh tranh với các mặt hàng cùng chủng loại.
3.2.1.2. Chủ động hơn trong việc tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất
Bắt đầu bùng phát từ tháng 12/2019, dịch (Covid -19) đã lan rộng với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu, khiến hoạt động sản xuất tại nhiều quốc gia điêu đứng do các nhà máy phải đóng cửa, đặc biệt là Trung Quốc. Điều này kéo theo những khó khăn cho hoạt động sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam bởi lâu nay phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Việc tự chủ về nguồn nguyên liệu đầu vào cho dệt may vẫn đang là một bài toán vô cùng khó cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất hàng dệt may nói cung và cho Công ty TNHH Khăn Việt nói riêng. Để khắc phục vấn đề này, tôi xin đƣa một số giải pháp giúp công ty có thể khắc phục tạm thời vấn đề này.
Trƣớc tình hình này, Công ty TNHH Khăn Việt nên chủ động tìm nguồn nguyên liệu đầu vào từ các nƣớc khác thay vì đợi Trung Quốc. Công ty có thể nhập khẩu nguồn nguyên liệu nằm ngoài vùng dịch nhƣ Hàn Quốc, Brazil, Bangladesh, Malaysia đê tăng nguồn cung, giảm phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc, duy trì
sản xuất. Bên cạnh đó, để ứng phó với tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, Công ty nên điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, có thể mua lại nguyên liệu sản xuất từ các công ty cùng ngành nhƣng sẽ phải mua với mức giá cao hơn.
3.2.1.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Tình trạng nhân viên qua thời gian thử việc có trƣờng hợp nghỉ việc đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân những nhân viên nghỉ việc một phần cũng do bản thân các nhân viên nhƣng một phần cũng do cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực của công ty còn kém. Công ty nên thực hiện các công tác sau để đảm bảo tốt về nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên trong quá trình đổi mới.
Thứ nhất, Công ty TNHH Khăn Việt có thể đầu tƣ vào nguồn nhân lực thông qua việc mở các lớp đào tạo chuyên môn khuyến khích nhân viên đi học các lớp bổ trợ kỹ năng, kiến thức về xuất khẩu hàng hóa. Công ty cũng nên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ để mỗi cán bộ nhân viên tự giác trau dồi kiến thức. Đây là một trong những cơ hội trực tiếp để bản thân mỗi ngƣời tự nỗ lực vƣơn lên trong công việc.
Thứ hai, Công ty có thể bổ sung thêm nhân viên có am hiểu về thị trƣờng may mặc thế giới bằng cách liên kết với các trƣờng đại học, Bộ Công Thƣơng và các ngành có liên quan.
Thứ ba, Công ty nên có các chính sách bảo hiểm xã hội, lƣơng, thƣởng hấp dẫn hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn và mở ra nhiều cơ hội thăng tiến cho ngƣời lao động nhằm thu hút thêm nhân tài cũng nhƣ giữ chân nhân tài tránh trƣờng hợp nhân tài bỏ đi, gây ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh của Công ty.
Thứ tƣ, có thể cử cán bộ tham gia các cuộc họp, các hội thảo chuyên ngành về nghiệp vụ ngoại thƣơng. Công ty nên thƣờng xuyên tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội cập nhật tin tức và sự thay đổi của các chính sách, các văn bản pháp lý và xu thế vận động của nền kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.
Về lâu dài, Công ty cần phải cử cán bộ đi học tại các nƣớc là thị trƣờng xuất khẩu của Công ty hoặc các thị trƣờng tiềm năng để họ có thêm hiểu biết về những thị trƣờng này. Nhƣ vậy, ngoài những điều đƣợc học qua sách vở, họ còn có thêm kinh nghiệm thực tế khi biết đƣợc phong tục, tập quán, các nét văn hóa hay thị yếu ngƣời tiêu dùng của các thị trƣờng này.
Công ty cần tuyển dụng những nhân viên mới đƣợc đào tạo về chuyên ngành kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế, ngoại ngữ để bổ sung vào đội ngũ marketing và kinh doanh của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
Công ty muốn đẩy mạnh công tác này thì phải xây dựng đƣợc kế hoạch