a. Nguồn nhân lực
Lao động của Công ty đƣợc chia làm 2 loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Lao động có ảnh trực tiếp là ngƣời lao động trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng dệt may, đây là một công việc đòi hỏi sự chăm chỉ và tỉ mỉ do đó mà lực lƣợng lao động của công ty có tỷ lệ lao động nữ cao và còn rất trẻ (trung bình là 25 tuổi). Số lƣợng lao động trực tiếp chiếm khoảng 60-70% trong tổng số nhân viên tại Công ty, họ làm việc chủ yếu tại xƣởng may đặt tại Thái Bình.
Ở độ tuổi này ngƣời lao động dễ tiếp thu trình độ công nghệ và có khả năng nâng cao tay nghề về. Tuy nhiên do lực lƣợng lao động nữ nữ chiếm một tỷ trọng lớn, lại đang trong độ tuổi sinh đẻ, thƣờng phải nghỉ làm việc trong thời gian dài gây khó khăn cho công ty trong công tác sắp xếp và tổ chức lao động cho sản xuất. Để hoàn thành kế hoạch thời gian lao động Công ty đã luôn duy trì một lực lƣợng lao động có thể thay thế cho những lao động phải nghỉ. Nguồn lao động thay thế này là những thợ phụ, tổ trƣởng sản xuất, các công nhân sửa chữa ra bán thành phẩm em và cán bộ kiểm tra hoặc thuê thêm những công nhân thời vụ ngắn hạn, khi cần thiết họ có thể thay thế vào vị trí của ngƣời nghỉ. Nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất ra các sản phẩm để phục vụ nhu cầu kinh doanh xuất khẩu.
Lao động gián tiếp: Là những ngƣời không trực tiếp sản xuất sản phẩm mà chịu trách nhiệm quản lý, xuất khẩu hàng hóa và tham gia vào các phòng ban của Công ty nhƣ kế toán, hành chính... Những lao động này chỉ chiếm khoảng 30%, hiện đang làm việc tại Công ty ở Hà Nội. Số lƣợng lao động gián tiếp của Công ty cần đƣợc giữ lại tránh đánh mất nguồn nhân lực có chuyên môn.
Lực lƣợng lao động này cần có trình độ quản lý nắm vững chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo các nhiệm vụ nhƣ: Tổ chức, lên kế hoạch sản xuất, thực hiện ghi chép sổ sách chứng từ, nghiệp vụ kế toán, đề ra các chiến lƣợc trực phát triển kinh
doanh, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty... Lực lƣợng lao động ở vị trí này này cần khả năng chuyên môn nghiệp vụ cao nhƣng trong Công ty TNHH Khăn Việt điều này chỉ tập trung ở một số ít nhân viên.
b. Chất lượng sản phẩm
Các nƣớc nhập khẩu sản phẩm dệt may may mặc của Khăn việt nhƣ: Mỹ, Nhật,… thƣờng có yêu cầu cao về chất lƣợng sản phẩm nhƣ:
- Tính an toàn của sản phẩm - Tính dễ cháy của sản phẩm - Chất diệt khuẩn
- …
Có rất nhiều quy định nghiêm ngặt mà sản phẩm của Công ty TNHH Khăn Việt phải đáp ứng khi thực hiện quá trình xuất khẩu. Nhƣng cũng không vì thế mà gây khó khăn cho công ty, ngƣợc lại giúp Khăn Việt khẳng định thế mạnh của mình trên thị trƣờng các nƣớc xuất khẩu.
Trong nhiều năm nghiên cứu và phát triển sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nƣớc mà còn để phục vụ cho hàng nƣớc ngoài, Công ty TNHH Khăn Việt đã hiểu rõ đƣợc nhu cầu của khách hàng để đƣa ra những sản phẩm chất lƣợng, an toàn, không chỉ phù hợp quy định nghiêm ngặt mà còn có những sản phẩm thoải mái thân thiện với môi trƣờng.
c. Nguồn nguyên vật liệu
Đến 67% nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, phụ thuộc quá lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nƣớc ngoài dễ gây ra những rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh Khăn Việt.
Ví dụ gần đây nhất là ảnh hƣởng dịch bệnh Covid – 19 từ Trung Quốc làm đình trệ nguồn cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Khăn Việt nói riêng. Điều này ảnh hƣởng lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, gián đoạn sản xuất sản phẩm, không kịp thời gian giao hàng cho các đối tác trong nƣớc và cả nƣớc ngoài.
Cuộc chiến thƣơng mại Mỹ - Trung khi Mỹ áp thuế cao đối với hàng dệt may Trung Quốc sẽ xuất hiện xu hƣớng chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ của các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam. Đây chính là nguy cơ để Mỹ có thể truy xuất nguồn gốc, đánh thuế chống lẩn tránh đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
d. Cơ sở vật chất
Máy móc thiết bị của công ty thuộc loại trung bình tiên tiến trong ngành. Năm 2012, công ty đã đầu tƣ khoảng 3,5 tỷ đồng để mua thiết bị chuyên dụng hiện đại
phục vụ nhà xƣởng đƣợc sản xuất từ các nƣớc tiên tiến nhƣ Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Đến nay công ty có khoảng 1200 thiết bị các loại gồm máy may, máy vắt sổ, hệ thống bàn ủi hơi, máy ép keo, máy cắt vải, máy dò kim, máy thêu...
Công ty đã rất chú ý đến việc đầu tƣ trang thiết bị, bị công nghệ hiện đại nhớ đó mà năng suất đã có cải thiện rõ ràng nhƣng vẫn chƣa cao, chƣa theo kịp các Công ty lớn khác.
Có đến hơn 35% thiết bị đã đƣợc đầu tƣ nhƣng gần 10 năm chƣa đƣợc thay thế triệt để, vẫn còn nhiều thiết bị lạc hậu hoặc không đồng bộ nên hiệu suất chƣa cao và phần nào làm hạn chế năng lực sản xuất và chất lƣợng sản phẩm. Trong khi hiện nay, với yêu cầu năng suất và chất lƣợng các doanh nghiệp sử dụng phần lớn máy may 1 kim cắt chỉ tự động.
e. Thuế quan
Thuế quan là các khoản thu của Nhà nƣớc đánh vào hàng hóa và dịch vụ mang mục đích lợi nhuận. Đối với xuất khẩu, thuế quan ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng vì thuế quan sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao hơn.
Riêng mặt hàng dệt may, thì thuế quan là yếu tố tác động mạnh đến khả năng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp. Với mặt hàng này, giá trị trên một sản phẩm thấp nếu áp thuế cao và chịu nhiều loại thuế sẽ đẩy giá hàng lên cao và lƣợng tiêu dùng sẽ giảm đi.
Với thị trƣờng nhập khẩu là Nhật Bản, hàng may mặc đƣợc giảm thuế từ 4,8% xuống 0% ngay khi hiệp định CPTPP có hiệu lực. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Hiện nay, thị trƣờng Mỹ với khoảng 1.000 dòng thuế nhập khẩu dệt may sẽ cắt giảm dần về 0% thay vì khoảng 17 - 20% nhƣ hiện nay và tỷ lệ tăng trƣởng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đang khoảng 7%/năm sẽ tăng lên mức 15%/năm.
Đây là những cơ hội rất lớn về thuế quan cho mặt hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt. Hàng hóa xuất khẩu của Công ty sẽ đƣợc nâng cao sức cạnh tranh khi vừa có cả chất lƣợng mà giá lại rẻ. Với thuế nhập khẩu gần nhƣ bằng 0% thì Công ty phải chú trọng hơn nữa về chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm.
Trong EVFTA, EU cam kết dành ƣu đãi thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam nhƣ sau: Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho các loại nguyên phụ liệu dệt may. Loại bỏ thuế nhập khẩu dần từ mức thuế MFN trung bình là 12% hiện nay xuống 0% trong thời hạn từ 3 đến 7 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực đối với phần lớn các sản phẩm may mặc và sản phẩm tƣơng tự. Vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU và việc cắt, may phải
đƣợc thực hiện tại Việt Nam/EU. Tuy nhiên, EVFTA có cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp: Cho phép vải có xuất xứ Hàn Quốc đƣợc coi nhƣ có xuất xứ theo EVFTA (Hàn Quốc là nƣớc duy nhất hiện có cả FTA với Việt Nam và EU). Mặc dù vậy, hiện nay nguồn vải sử dụng cho sản xuất hàng hóa của Công ty TNHH Khăn Việt chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. EVFTA vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với Công ty TNHH Khăn Việt.