Trong thời gian tới, để mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường thì việc tăng quy mô vốn là điều cần thiết đối với VPS. Theo số liệu thu thập được thì tính đến hết năm 2020 tổng nguồn vốn của công ty đạt 16,052 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của VPS đạt 4,975 tỷ đồng, đây là một con số lớn cho thấy nguồn lực tài chính của VPS vô cùng lớn mạnh, tuy nhiên nguồn vốn này đang được sử dụng hết công suất để vận hành hoạt động kinh doanh của VPS, do đó để có thể tăng mức lợi nhuận lên cao hơn nữa đòi hỏi công ty phải tăng nguồn vốn để đầu tư thêm các trang thiết bị, nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới, đầu tư cho hoạt động quảng bá nhằm
nâng cao thương hiệu VPS trên thị trường. Để đạt được điều đó, VPS có thể triển khai thực hiện các biện pháp sau:
- Công ty nên hướng tới xây dựng những chiến lược kinh doanh mang lại lợi ích lâu dài và bền vững, làm cơ sở và trở thành định hướng cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Hoàn thiện kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tối ưu hóa lợi ích đem lại, đảm bảo rằng các hoạt động chính của công ty diễn ra thông suốt, liên tục. Đồng thời, xác định nhu cầu sử dụng vốn của từng hoạt động để phân bổ vốn cho hợp lý, tránh tình trạng hoạt động cần vốn tài trơ thì bị thiếu và không phát huy được hết hiệu quả công việc.
- Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn mà công ty có khả năng tiếp cận như nguồn vốn nội bộ từ các quỹ, các cổ đông,… và các nguồn bên ngoài như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại. Sử dụng tiết kiệm nguồn vốn trong các hoạt động đầu tư tài chính rủi ro cao, các hoạt động đầu tư hạ tầng cơ sở không cần gấp nhằm giảm nhu cầu vốn để tài trợ cho các hoạt động cần thiết hơn nhằm tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.
- Trong trường hợp công ty đáp ứng đủ điều kiện có thể thực hiện hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành trái phiếu ra công chúng để có thể huy động một lượng lớn tiền mặt nhanh chóng phục vụ cho hoạt động mở rông quy mô kinh doanh của công ty.