Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải chuẩn bị cho mình một nguồn lực nhất định và đều có chung mục đích là kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu mà mọi doanh nghiệp khi kinh doanh đều quan tâm, nó phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả của việc quản lý, hiệu quả của các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về lợi nhuận của doanh nghiệp thì ngoài việc xem xét tổng mức lợi nhuận còn cần đặt lợi nhuận trong các mối quan hệ với vốn, tài sản, doanh thu, các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Thông qua đó có thể biết được các nhân tố chính tác động lên sự biến động lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như yếu tố nào đóng góp
nhiều vào sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý hiểu rõ được thế mạnh của doanh nghiệp mình từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, đồng thời cũng giúp các NĐT nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình đang hoặc có mong muốn đầu tư để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
1.3.3.1. Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS)7
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (Return on sale – ROS) còn được gọi dưới các tên khác nhau như sức sinh lợi của doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận ròng…Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, chỉ số này càng thấp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp.
Trong phân tích kinh doanh, chỉ tiêu ROS được sử dụng như một chỉ tiêu bổ sung để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh chỉ tiêu ROE. Chỉ tiêu ROS được xác định theo công thức:
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS) =
Doanh thu thuần ở đây là doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, bao gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động tài chính. Trong trường hợp doanh thu thuần hoạt động tài chính không đáng kể, có thể sử dụng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để tính toán.
1.3.3.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return on asset – ROA) hay lợi nhuận trên tổng tài sản là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng tài sản đầu tư ban đầu, công ty có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số ROA cao và ổn định trong một thời gian dài là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả và tối ưu các
nguồn lực có sẵn.
Chỉ số ROA giúp các NĐT có cái nhìn rõ ràng hơn về mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình. Chỉ số này càng cao cho thấy khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả, ngược lại, chỉ số ROA thấp, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng thấp. Chỉ tiêu ROA được xác định theo công thức:
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =
Tuy chỉ số ROA không được quan tâm nhiều bằng ROE, xong chỉ số ROA cũng giữ vai trò quan trọng trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo tiêu chuẩn chung quốc tế, doanh nghiệp có chỉ số ROA lớn hơn 7.5% thì được đánh giá là đủ năng lực tài chính. Nhưng nếu xét riêng chỉ số này trong một năm sẽ không thể đưa ra đánh giá chính xác về tình hình tài chính của công ty, do đó, cần xem xét chỉ số ROA trong 3 năm liên tiếp. Doanh nghiệp duy trì được chỉ số ROA lớn hơn 10% trong 3 năm liên tiếp mới có thể đánh giá là doanh nghiệp tốt, có nguồn tài chính vững mạnh.
Ngoài ra, khi phân tích chỉ số ROA cũng cần xem xét xu hướng biến động của chỉ số này. Nếu ROA tăng đều qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển tốt, còn nếu ROA biến động bất thường cho thấy doanh nghiệp kinh doanh bấp bênh và hiệu quả sử dụng vốn không cao. Tỷ suất sinh lời trên tài sản của từng lĩnh vực kinh doanh sẽ có sự khác biệt, vì vậy khi phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên chỉ số ROA cần hiểu được lĩnh vực hoạt động của công ty và so sánh chỉ số ROA của doanh nghiệp với chỉ số ROA của ngành và các công ty kinh doanh cùng lĩnh vực khác để có được những kết luận chính xác nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.3.3. Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE)8
Tỷ suất sinh lời của VCSH (Return on equity – ROE) là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị VCSH đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế và được xác định bằng công thức:
8 PGS. TS. Nguyễn Văn Công, Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010
Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) =
Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả VCSH, ngược lại, chỉ số ROE thấp cho thấy doanh nghiệp đang không sử dụng vốn hiệu quả. Ngoài ra, ROE cao và duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao và những cổ phiếu có ROE cao thường được NĐT ưu chuộng hơn.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, một công ty được đánh giá là có đủ năng lực tài chính khi chỉ số ROE đạt mức tối thiểu 15%. Tuy nhiên, khi phân tích chỉ số ROE cần xem xét trong khoảng thời gian ít nhất 3 năm và xu hướng biến động của chỉ số ROE. Nếu doanh nghiệp có ROE đạt mức trên 20% trong 3 năm và có tốc độ tăng trưởng liên tục thì có thể nói đây là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và sử dụng tốt nguồn vốn của mình. Ngoài ra, khi phân tích ROE nên so sánh với ROE của ngành, của các công ty cùng ngành khác để có sự đánh giá đúng nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.