2.2.2.1. Phân tích tình hình biến động và kết cấu nguồn vốn của CTCP Chứng khoán VPS
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của CTCPChứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-2020
Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu
(Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017-2020) Nhìn vào số liệu bảng 2.4 có thể thấy được nguồn vốn của công ty có sự tăng trưởng đều hàng năm. Trong cơ cấu nguồn vốn của VPS, nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng hơn 60% tổng nguồn hàng năm của công ty. Để đánh giá được sự tăng trưởng nguồn của VPS có thể thông qua biểu đồ 2.3 dưới đây:
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng nguồn vốn của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-2020 Đơn vị: Triệu VNĐ Nợ phải trả 18.000.000 16.000.000 16.052.326 14.000.000 12.000.000 10.000.000 8.000.000 6.000.000 4.000.000 2.000.000 0
(Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017- 2020)
Về nợ phải trả:
Từ năm 2017-2020, nợ phải trả của VPS liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2017, nợ phải trả của VPS đạt 4,972,485 triệu đồng, chiếm 72.76% trong tổng nguồn vốn. Năm 2018, nợ phải trả của VPS đạt 5,389,610 triệu đồng, tăng 417,125 triệu đồng so với năm 2017, chiếm 55.8% tổng nguồn vốn. Năm 2019, nợ phải trả của VPS tiếp tục tăng lên đạt 7,380,039 triệu đổng, tăng 1,990,429 triệu đồng so với năm 2018, chiếm 61.48% tổng nguồn vốn. Năm 2020, nợ phải trả của VPS đạt mức cao nhất trong
Trong cơ cấu nợ phải trả, chiếm tỷ trọng cao nhất nợ ngắn hạn, đặc biệt là mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. Năm 2017, nợ ngắn hạn đạt 3,283,803 triệu đồng, chiếm 48.05% tổng nguồn vốn. Năm 2018, nợ ngắn hạn đạt 4,515,322 triệu đồng, tăng 1,231,519 triệu đồng so với năm 2017, tương đương mức tăng 37.5%. Năm 2019, nợ
ngắn hạn đạt 7,123,181 triệu đồng, tăng 2,607859 triệu đồng sơ với năm 2018. Năm 2020, nợ ngắn hạn đạt mức cao nhất trong 4 năm qua là 10,932,194 triệu đồng, chiếm 68.1% tổng nguồn vốn.
Ngoài ra dựa vào số liệu bảng 2.4 cho thấy nợ dài hạn của công ty có sự suy giảm dần qua các năm. Năm 2017, nợ dài hạn của công ty đạt 1,688,682 triệu đồng, chiếm 24.71% tổng nguồn vốn. Đến năm 2020, nợ dài hạn của VPS chì còn 145,017 triệu đồng, giảm 1,543,665 triệu đồng so với năm 2017, chiếm 0.9% tổng nguồn vốn của công ty.
Về VCSH:
VCSH của VPS có sự tăng nhẹ qua các năm và giữ mức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn từ năm 2017 - 2020. Năm 2017, VCSH của VPS đạt 1,861,301 triệu đồng, chiếm 27.23% tổng nguồn vốn. Năm 2018, VCSH của công ty đạt 4,270,928 triệu đồng, tăng 2,409,627 triệu đồng so với năm 2017, chiếm 44.21% tổng nguồn vốn. Năm 2019 và 2020, VCSH của VPS đạt mức cao nhất lần lượt là 4,624,319 triệu đồng và 4,975,115 triệu đồng. Dựa theo số liệu bảng 2.4 thấy được VCSH của VPS tăng trưởng ổn định trong thời gian gần đây tuy nhiên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn.
Trong cơ cấu VCSH của VPS, vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có tỷ trọng cao nhất. Năm 2017, vốn đầu tư của chủ sở hữu đạt 1,470,000 triệu đồng, đến năm 2020 đã tăng lên đạt 3,500,000 triệu đồng, tăng 2,030,000 triệu đồng so với năm 2017. Với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, năm 2017 đạt 359,918 triệu đồng, đến năm 2020 đã tăng lên xấp xỉ 4 lần so với năm 2017 đạt 1,335,819 triệu đồng
Nhìn chung, công ty có sự tăng trưởng VCSH chậm hơn so với sự tăng trưởng của nợ phải trả. Mặc dù VCSH, tổng tài sản của công ty đều có sự tăng trưởng qua các năm nhưng với tình hình vay nợ ngắn hạn cao hiện nay của VPS thì công ty có thể sẽ gặp rủi ro tài chính nếu không có sự kiểm soát vay nợ ngắn hạn của công ty trong
ngăn chặn xảy ra tình huống nợ xấu đồng thời giảm gánh nặng trả nợ cho công ty trong giai đoạn sắp tới.
2.2.2.2. Phân tích tình hình biến động và kết cấu tài sản của CTCP Chứng khoán VPS
Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-
Nhìn vào số liệu bảng 2.5 có thể thấy được tài sản của công ty có sự tăng trưởng đều hàng năm. Trong cơ cấu tài sản của VPS, TSNH chiếm tỷ lệ cao nhất tới 98% tổng
tài sản hàng năm của công ty. Để đánh giá được sự tăng trưởng tài sản của VPS có thể thông qua biểu đồ 2.4 dưới đây:
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng tài sản của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-2020 18.000.000 16.000.000 14.000.000 12.000.000 10.000.000 8.000.000 6.000.000 4.000.000 2.000.000 76.049 0
(Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017-2020) Về TSNH:
Từ năm 2017-2020, TSNH của VPS liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2017, TSNH của VPS đạt 6,757,737 triệu đồng, chiếm 98.9% trong tổng tài sản. Năm 2018, TSNH của VPS đạt 9,585,788 triệu đồng, tăng 2,828,051 triệu đồng so với năm 2017, chiếm 99.23% tổng tài sản. Năm 2019, TSNH của VPS tiếp tục tăng lên đạt 11,810,099 triệu đổng, tăng 2,224,311 triệu đồng so với năm 2018, chiếm 98.4% tổng tài sản. Năm 2020, TSNH của VPS đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm qua là 15,776,630 triệu đồng, tăng 3,966,531 triệu đồng so với năm 2019 chiếm 98.3% tổng tài sản. Qua phân tích thấy được TSNH của VPS chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản và có sự tăng
Trong cơ cấu TSNH, chiếm tỷ trọng cao nhất là các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) và các khoản cho vay. Năm 2017, các tài sản tài chính ghi
nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) đạt 731,637 triệu đồng, chiếm 10.71% tổng tài sản. Năm 2018, các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) đạt 3,728,750 triệu đồng, tăng 2,97,113 triệu đồng so với năm 2017, tương đương mức tăng 409.64%. Năm 2019, các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) có sự giảm nhẹ so với năm 2018 đạt 2,892,460 triệu đồng. Năm 2020, các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) đạt mức cao nhất trong 4 năm qua là 5,550,802 triệu đồng, chiếm 34.58% tổng tài sản. Cùng với sự gia tăng tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) là các khoản cho vay. Năm 2017, các khoản cho vay của VPS đạt 1,213,459 triệu đồng, chiếm 17.76% tổng tài sản, đến năm 2020 các khoản cho vay đạt 5,813,436 triệu đồng, chiếm 36.21% tổng tài sản, tăng xấp xỉ 5 lần so với năm 2017. Bên cạnh đó, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty cũng có sự tăng đều qua các năm, năm 2020 tiền và tương đương tiền của công ty đạt 3,093,424 triệu đồng, chiếm 19.27% tổng tài sản của VPS.
Về TSDH:
TSDH của VPS có sự tăng nhẹ qua các năm và luôn tăng trưởng ở mức ổn định. Năm 2017, TSDH của VPS đạt 76,049 triệu đồng, chiếm 1.1% tổng tài sản. Năm 2018, TSDH của công ty đạt 74,750 triệu đồng, giảm 1,299 triệu đồng so với năm 2017, chiếm 0.77% tổng tài sản. Năm 2019 và 2020, TSDH của VPS đạt mức cao nhất lần lượt là 194,259 triệu đống và 275,697 triệu đồng. Dựa theo số liệu bảng 2.5 thì thấy được TSDH của VPS duy trì mức tăng trưởng ổn định tuy nhiên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản.
Trong cơ cấu TSDH của VPS, TSCĐ có tỷ trọng cao nhất chiếm khoảng 60% TSDH của công ty. Năm 2017, TSCĐ của VPS đạt 18,125 triệu đồng, đến năm 2018 đã tăng lên đạt 19,385 triệu đồng, tăng 1,260 triệu đồng so với năm 2017. Năm 2019, TSCĐ của công ty đạt 117,840 triệu đồng, tăng 98,455 triệu đồng so với năm 2018, chiếm 0.9% tổng tài sản. Năm 2020, TSCĐ của công ty đạt 168,832 triệu đồng, chiếm 1.05% tổng tài sản.
Nhìn chung, công ty có sự tăng trưởng tài sản ổn định trong giai đoạn từ năm 51
2017 – 2020. Trong cơ cấu tài sản của công ty, TSNH chiếm tới 99% tài sản của công ty. Điều này cũng có thể hiểu được vì VPS là CTCK do đó TSNH của công ty sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu tài sản để công ty có nguồn tiền lưu động liên tục đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh, chủ yếu là hoạt động cho vay margin. Ngoài các mục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của công ty đã phân tích ở trên thì hầu hết các khoản mục còn lại của VPS vẫn luôn có sự tăng trưởng đều hàng năm. Thông qua phân tích thấy được rằng công ty đang trong giai đoạn phát triển mạnh và tài sản của công ty đang ở mức tăng tốt, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra bình thưởng và ngày càng được mở rộng quy mô.
2.2.2.3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ là một chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu hiệu quả tài chính doanh nghiệp, phản ánh số lượng sản phẩm bình quân có thể tạo ra cho một đơn vị thời gian của máy móc thiết bị. Nếu doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị một cách hợp lý không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí cho hoạt động sản xuất mà còn góp phần làm gia tăng lượng sản phẩm. Chính vì vậy máy móc thiết bị cần được sử dụng đúng mục đích và phù hợp với từng yêu cầu cụ thể để tạo ra được nhiều giá trị nhất. Để làm được điều này cần có sự cố gắng của toàn bộ cán bộ nhân viên công ty, từ cấp quản lý, lãnh đạo cho tới các nhân viên trực tiếp vận hành máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán khá đặc biệt, hiệu suất sử dụng TSCĐ của CTCP Chứng khoán VPS có thể được hiểu là tỷ lệ doanh thu thuần trong kỳ trên TSCĐ bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này thể hiện 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đang được sử dụng có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích nhất.
Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng TSCĐ của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ
Nhìn vào số liệu bảng 2.5 có thể thấy được hiệu suất sử dụng TSCĐ của VPS có suy giảm đều từ năm 2017 - 2020. Năm 2017, cứ 1 đồng công ty bỏ ra đầu tư cho TSCĐ tạo ra 93.35 đồng doanh thu thuần. Từ năm 2018 – 2020, hiệu suất sử dụng TSCĐ của VPS liên tục giảm khoảng gần 20 đồng mỗi năm. Năm 2018, 1 đồng đầu tư TSCĐ tạo ra 79.79 đồng doanh thu thuần, giảm 13.56 đồng so với năm 2017, tương ứng với mức giảm 14.53%. Đến năm 2019, doanh thu thuần mà 1 đồng TSCĐ tạo ra chỉ còn 45.08 đồng, giảm 34.71 đồng so với năm 2018. Năm 2020, hiệu suất sử dụng TSCĐ chỉ còn 26.71, giảm 18.37 đồng so với năm 2019 và là mức thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây.
Ngoài ra theo số liệu bảng 2.5 nhận thấy được VPS đang có sự đầu tư mạnh cho các TSCĐ của công ty. Năm 2017, TSCĐ bình quân trong kỳ của VPS đạt 19.56 tỷ đồng đến năm 2020 số tiền mà VPS chi đầu tư cho TSCĐ đã đạt 143.34 tỷ đồng, tăng 123.78 tỷ so với năm 2017, tương đương với mức tăng 632.82%. Điều này cho thấy VPS đang nỗ lực cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc nhằm nâng cao số lượng khách hàng, chất lượng sản phẩm của công ty để ngày càng gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, với sự giảm sút của hiệu suất sử dụng TSCĐ những năm vừa qua khẳng định việc đầu tư cho TSCĐ của công ty chưa thực sự đem lại hiệu quả về doanh thu và có thể nguồn tài nguyên của của công ty đang được sử dụng chưa đúng cách, đúng mục đích.
2.2.2.4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không thể bỏ qua việc phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này có thể biết được một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-2020
Đơn vị: Tỷ VNĐ
(Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017-2020) Nhìn vào số liệu bảng 2.7 có thể thấy được hiệu suất sử dụng tổng tài sản của VPS có sự tăng giảm không đồng đều từ năm 2017- 2020. Năm 2017, cứ 1 đồng tài sản của công ty tạo ra 0.32 đồng doanh thu. Từ năm 2018 – 2020, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của VPS có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2018, 1 đồng tài sản tạo ra 0.18 đồng doanh thu, giảm 0.14 đồng so với năm 2017, tương ứng với mức giảm 43.75%. Đến năm 2019, doanh thu mà 1 đồng tài sản tạo ra chỉ tăng nhẹ đạt 0.29 đồng, tăng 0.11 đồng so với năm 2018. Năm 2020, hiệu suất sử dụng tài sản không có sự khác biệt lớn so với năm 2019 đạt 0.27 đồng, giảm 0.02 đồng so với năm 2019.
Qua số liệu bảng 2.7 thấy được tài sản bình quân của công ty có sự tăng trưởng đều hàng năm. Năm 2017, tài sản bình quân của VPS đạt 5,662.27 tỷ đồng, đến năm 2020 đã tăng lên đạt mức 14,028.34 tỷ đồng, tăng 8,366.07 tỷ đồng so với năm 2017. Trái ngược với sự tăng lên của tổng tài sản bình quân và của doanh thu thì hiệu suất sử
sự hiệu quả, số tài sản chuyển hóa thành doanh thu vẫn còn thấp.