Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của CTCPChứng khoán VPS

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 40 - 52)

Bảng 2.2: Doanh thu của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-2020

Chỉ tiêu Doanh thu thuần

Doanh thu tài chính Thu nhập khác

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần (%) Tốc độ tăng trưởng doanh thu tài chính (%) Tốc độ tăng trưởng thu nhập khác (%)

( Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017-2020) Qua số liệu bảng 2.2 có thể thấy doanh thu thuần trong 4 năm của công ty có sự tăng trưởng đều. Cụ thể, năm 2017 doanh thu thuần của công ty đạt 1,826 tỷ đồng, đến năm 2018 doanh thu giảm nhẹ nhưng không đáng kể đạt 1,496 tỷ đồng. Năm 2019, doanh thu công ty tăng mạnh đạt 3,093 tỷ đồng, tăng 1597 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng là 106.68%. Năm 2020, doanh thu công ty tăng nhẹ đạt 3,828 tỷ đồng và trở thành mức doanh thu thuần cao nhất của công ty trong 4 năm qua. Nhưng qua số liệu có thể thấy mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng nhất của công ty là năm 2019 là 3,093 tỷ đồng. Để thấy rõ hơn về tốc độ tăng trưởng vượt bậc về doanh thu của công ty có thể theo dõi thông qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Doanh thu của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-2020 4.500 4.000 3.500 3.000 2.500 2.000 1.826 1.500 1.000 500 0 Năm 2017 Doanh thu thuần Thu nhập khác

(Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017-2020) Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh thu thuần của công ty có sự tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2019-2020 với mức tăng trưởng trên 20%/năm. Điều này nói lên trong 2 năm đó hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty phát triển rất tốt và là nguồn thu nhập chủ yếu của công ty.

Bên cạnh đó qua biểu đồ có thể thấy được doanh thu hoạt động tài chính của công ty lại có sự giảm sút qua các năm. Bảng số liệu thể hiện năm 2017 doanh thu hoạt động tài chính đạt 103 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2020 giảm xuống chỉ còn 71 tỷ đồng, giảm 32 tỷ so với năm 2017. Sự suy giảm doanh thu hoạt động tài chính của công ty có thể đươc giải thích là do trong năm 2019-2020 dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh với tốc độ lây lan nhanh ở nước ta dẫn đến các hoạt động đầu tư tài chính của công ty bị

2020. Ngoài ra các khoản đầu tư khác của công ty cũng liên tiếp ghi nhận sự sụt giảm doanh thu khi doanh thu khác về đầu tư của công ty là 98,083 triệu đồng năm 2017 giảm còn 63,208 triệu đồng năm 2020. Chính vì vậy, hoạt động tài chính của công ty có phần bị ảnh hưởng và không đem lại nguồn doanh thu ổn định cho công ty.

Ngoài ra, dựa vào số liệu bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 có thể thấy thu nhập khác của công ty có sự tăng trưởng không đều qua các năm. Năm 2017, thu nhập khác của công ty đạt 63 tỷ đồng, đến năm 2018 thu nhập khác của công ty tăng cao đạt 176 tỷ đồng tăng 179.36% so với năm 2017. Năm 2018, thu nhập khác của công ty có sự tăng nhẹ lên 197 tỷ đồng nhưng đến năm 2020 lại giảm còn 110 tỷ đồng. Mặc dù có sự biến động nhiều trong vòng 4 năm qua nhưng do thu nhập khác không phải nguồn thu chính của công ty nên việc có sự thay đổi này không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu thuần của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-2020

Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu

lãi/lỗ (FVTPL)

hạn (HTM)

Doanh thu môi giới chứng khoán

hành chứng khoán

Thu nhập hoạt động khác

(Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017-2020)

Về cơ cấu doanh thu, theo bảng 2.3 lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL), lãi từ hoạt động cho vay và phải thu, doanh thu môi giới chứng khoán và doanh thu hoạt động tư vấn là những hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu thuần của VPS, đặc biệt là lãi lỗ từ các tài sản tài chính (FVTPL) chiếm tới khoảng 60% doanh thu hàng năm của công ty.

Ðối với CTCK, các tài sản là tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) khi thoả mãn điều kiện tài sản tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh - tức được mua hoặc tạo ra chủ yếu cho mục đích mua đi/bán lại trong thời gian ngắn; có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; hoặc công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả). Có thể hiểu đơn giản, đây là hoạt động được phân vào mảng tự doanh của CTCK. Năm 2017, lãi từ các tài sản tài chính đạt 1,193 tỷ đồng chiếm 65.33% doanh thu thuần, đến năm 2018 lãi từ các tài sản tài chính đạt 669 tỷ đồng, giảm 524 tỷ đồng so với năm 2017, chiếm 45.54% doanh thu thuần. Năm 2019 -2020, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) liên tục tăng trưởng mạnh lần lượt là 1,878 tỷ đồng năm 2019 và 2,485 năm 2020, chiếm tới hơn 60% doanh thu thuần. Những con số ngày càng gia tăng cho thấy hoạt động tự doanh của VPS đang có sự phát triển tốt và đem lại nguồn thu lớn cho công ty trong những năm qua.

Bên cạnh lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL), hoạt động môi giới chứng khoán, các khoản cho vay và phải thu và hoạt động tư vấn là các hoạt động chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong doanh thu thuần của VPS. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu của VPS có sự tăng trưởng đều với mức tăng khoảng hơn 60 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2017, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của VPS đạt 110 tỷ đồng chiếm 6% doanh thu thuần, đến năm 2018 tăng 63 tỷ đồng so với năm 2017 đạt 173 tỷ đồng, chiếm 11.78% doanh thu thuần. Trong 2 năm 2019 - 2020, lãi từ các khoản cho vay và

phải thu lần lượt là 241 tỷ đồng và 308 tỷ đồng, chiếm khoảng 8% trong doanh thu thuần. Ngoài ra doanh thu môi giới chứng khoán cũng tăng rất nhanh đạt 638 tỷ đồng năm 2020, tăng gấp 7 lần so với năm 2017 là 87 tỷ đồng. Bên cạnh đó doanh thu hoạt động tư vấn lại có sự sụt giảm đạt 191 tỷ đồng năm 2020, chiếm xấp xỉ 5% doanh thu thuần của công ty, giảm 100 tỷ đồng so với năm 2017 và 309 tỷ đồng so với năm 2020.

Từ các số liệu trên có thể kết luận rẩng hoạt động môi giới chứng khoán và cho vay của VPS đang là hoạt động có tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần của công ty sau lãi từ các tài sản tài chính (FVTPL), việc tăng trưởng doanh thu hai mục này có ý nghĩa rất quan trọng do VPS là một CTCK nên việc cho vay margin và môi giới chứng khoán là một trong những hoạt động kinh doanh chính của công ty. Do đó, có thể nói hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển tốt, số lượng khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ của VPS tăng nhanh nên dẫn đến doanh thu của hoạt động cho vay và hoạt động môi giới tăng trong giai từ đoạn năm 2017 – 2020.

2.2.1.2. Phân tích tình hình biến động lợi nhuận của công ty

Bảng 2.4: Lợi nhuận của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-2020

Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu

(Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017-2020) Doanh thu thuần của VPS có sự tăng trưởng lớn đạt trên 3,000 tỷ đồng trong năm 2019 và 2020 tuy nhiên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty lại có xu hướng tăng chậm hơn. Năm 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt mức cao nhất trong 4 năm qua là 524 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-2020

Đơn vị: Tỷ VNĐ 700 625 600 500 400 300 230 200 100 0

(Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017-2020) Dựa vào số liệu bảng 2.4 và biều đồ 2.2 có thể thấy rõ lợi nhuận thuần năm 2017, 2018 và 2019 không có sự chênh lệch quá lớn và năm 2020 là năm công ty ghi nhận mức lợi nhuận thuần cao nhất trong giai đoạn từ năm 2017 – 2020. Cụ thể, năm 2017 lợi nhuận thuần của công ty đạt 230 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 107.21%. Năm 2018, lợi nhuận thuần của công ty là 359 tỷ đồng, tăng 129 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương 77.26%. Đến năm 2019, lợi nhuận thuần của công ty có sự tăng chậm lại với mức tăng 1.4% đạt 364 tỷ đồng. Năm 2020, lợi nhuận thuần của công ty có sự tăng trưởng vượt bậc đạt 524 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng so với năm 2019, tương đương 43.96%.

của VPS cũng có sự gia tăng từ năm 2017 – 2020. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 235 tỷ đồng đến năm 2018 đã tăng lên đạt 410 tỷ đồng, tăng 175 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương 74.47%. Sau năm 2018, lợi nhuận sau thuế của công ty có phần chững lại khi mức tăng trưởng không tới 15%/năm. Lợi nhuận sau thuế của VPS trong năm 2019 và 2020 lần lượt đạt 444 tỷ đồng và 503 tỷ đồng, chiếm khoảng 13 - 14% doanh thu thuần của công ty.

Nhìn chung qua phân tích thấy được doanh thu của công ty tăng trưởng khá tốt và bùng nổ trong năm 2019 và 2020 tuy nhiên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty lại tăng trưởng chậm và không đáng kể. Điều này một phần là do tuy doanh thu của công ty lớn nhưng đồng thời công ty cũng tốn nhiều chi phí cho việc vận hành hoạt động kinh doanh dẫn tới lợi nhuận thuần không được cao so với với doanh thu. Mặc dù mức lợi nhuận không có sự tăng trưởng đột biến nhưng với mức tăng đều hàng năm như hiện nay vẫn có thể đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển tốt và đem lại nguồn thu ổn định cho công ty.

2.2.1.3. Phân tích tình hình biến động chi phí của công ty

Bảng 2.5: Chi phí hoạt động của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017- 2020

Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu

Tổng chi phí hoạt động

Chi phí tài chính

Các loại chi phí khác

(Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017-2020) Số liệu bảng 2.4 cho thấy cùng với sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận thì chi phí của VPS cũng tăng lên nhiều qua các năm. Trong đó, chi phí hoạt động của công ty tăng mạnh từ năm 2017-2020 với 2,825,669 triệu đồng năm 2020, tăng xấp xỉ 2 lần so với năm 2017.

Biểu đồ 2.3: Chi phí của CTCP Chứng khoán VPS giai đoạn từ năm 2017-2020 Đơn vị: Triệu VNĐ 1.293.297 316.432 2.825.669 2.218.916 742.277 NĂM 2017

(Nguồn: BCTC của VPS từ năm 2017-2020) Kết hợp số liệu bảng 2.4 với biểu đồ 2.3 có thể đánh giá được chi phí của VPS đặc biệt là chi phí hoạt động tăng mạnh trong 4 năm gần đây. Cụ thể, chi phí hoạt động của VPS đạt 1,293,297 triệu đồng năm 2017, đến năm 2018 có sự giảm nhẹ đạt 742,277 triệu đồng, chiếm 50.51% doanh thu thuần. Năm 2018, ch phí hoạt động có sự tăng mạnh đạt 2,218,916 triệu đồng, tăng 1,476,639 triệu đồng so với năm 2018, tương đương với mức tăng 98.9%. Năm 2020, chi phí hoạt động tăng chậm hơn đạt 2,825,669 triệu đồng, tăng 606,753 triệu đồng so với năm 2019.

Bên cạnh đó chi phí tài chính của VPS cũng có sự tăng trưởng nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm hơn chi phí hoạt động. Năm 2017, chi phí tài chính của công ty đạt 316,432 triệu đồng, đến năm 2020 chi phí tài chính tăng lên đạt 384,401 triệu đồng, tăng 67,969 triệu đồng so với năm 2017.

Từ số liệu trên cho thấy chi phí tài chính của công ty tăng trưởng không nhiều và vẫn giữ mức ổn định khoảng gần 400,000 triệu đồng mỗi năm, chỉ riêng năm 2019 có sự tăng trưởng đột biến đạt 474,402 triệu đồng. Đáng chú ý là chi phí hoạt động của

tài chính ghi nhận thông qua lỗ (FVTPL) tăng mạnh hàng năm chiếm tới 70.2% chi phí hoạt động của VPS chính là nguyên nhân dẫn đến việc chi phí tài chính tăng lên rất nhiều trong giai đoạn từ năm 2017-2020 và chủ yếu là do khoản lỗ từ việc bán các tài sản tài chính gây nên.

Qua phân tích có thể thấy rằng chi phí mà VPS bỏ ra để vận hành hoạt động kinh doanh là rất lớn và tăng lên theo từng năm. Ngoài các mục đã nêu trên, các khoản chi phí khác của VPS có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể. Sự tăng lên của chi phí hoạt động chính là rào cản khiến cho doanh thu tăng thuần của công ty tăng cao trong 2 năm 2019, 2020 nhưng lợi nhuận của VPS vẫn đi ngang. Đây cũng là thách thức đặt ra cho VPS trong giai đoạn tới, nếu công ty muốn có sự tăng trưởng và phát triển thì buộc phải có kế hoạch để kiểm soát các khoản chi phí này. Và điều này một phần cũng nói lên mặc dù VPS bỏ ra chi phí đầu tư lớn nhưng có vẻ chưa thật sự đem lại hiệu quả cho công ty mà nó vô tình lại cản trở cho việc tăng trưởng lợi nhuận của công ty. Nhưng bên cạnh đó một phần cũng có thể hiểu được do VPS là CTCK cho nên có một số khoản chi phí không thể hạn chế và theo cách thức ghi nhận của kế toán thì cũng sẽ có những khoản mục bị chênh lệch với thực tế do các tài sản tài chính thường đầu tư có thể dài hơn so với kì kế toán. Điều này đẫn tới việc khi kế toán tài sản tài chính dài hạn bị ghi nhận lỗ trong báo cáo tài chính của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w