Phương pháp Dupont

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 34 - 37)

Mỗi chỉ tiêu kinh tế khi phân tích theo phương pháp so sánh đều phản ánh mối quan hệ tài chính dưới dạng các tỷ số, sự tăng hay giảm các tỷ số tài chính này phụ thuộc vào mẫu số và tử số của tỷ số đó. Mặt khác, mỗi chỉ số tài chính còn chịu sự ảnh hưởng bởi các quan hệ tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan và các quan hệ trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà nó phản ánh, các tỷ số tài chính có sự ảnh hưởng lẫn nhau và thể hiện mối quan hệ của các chỉ tiêu kinh tế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, các tỷ số tài chính có thể được trình bày bằng một số tỷ số tài chính khác. Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Nhờ việc phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, có thể biết được những nhân tố có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

- Ứng dụng của mô hình Dupont

+ Mô hình có thể được sử dụng để giải thích kết quả của ROE, ROA,…

+ So sánh các với những doanh nghiệp kinh doanh cùng ngànhhọc xuất nhập kh

+ Phân tích những thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số ROA, ROE,..

thường xuyên theo thời gianhọc logistics ở đâu tốt

+ Cung cấp những thông tin về các nhân tố gây tác động đến kết quả kinh doanh của công ty

+ Cho thấy sự tác động của việc chuyên nghiệp hóa chức năng mua hàng.

- Trình tự phân tích trong phương pháp Dupont: Thu thập số liệu (trong báo cáo tài chính)

 Tính toán  Đưa ra kết luận  Nếu kết luận đưa ra xem xét không chân

thực, chính xác thì sẽ phải kiểm tra số liệu và thực hiên tính toán lại. 27

- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Dupont

+ Mô hình Dupont là một công cụ đơn giản, dễ dàng sử dụng, là một công cụ rất tốt cung cấp cho người phân tích tài chính doanh nghiệp các thông tin về các nhân tố tác động tích cực, tiêu cực đến kết quả kinh doanh của công ty

+ Có thể sử dụng mô hình Dupont để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng giúp công ty tăng thêm doanh thu và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Hạn chế của mô hình Dupont là được tính toán hoàn toàn dựa trên số liệu từ kế toán nên đôi khi độ tin cậy chưa cao và không bao gồm chi phí vốn trong mô hình.

- Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua mô hình Dupont

Đối với các nhà đầu tư, các nhà quản lý và các ngân hàng khi phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ tiêu quan trọng được quan tâm hàng đầu là tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) và tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA). ROE là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của một đơn vị VCSH và được tính bằng công thức lợi nhuận ròng trênVCSH. Do VCSH là một bộ phân của tổng nguồn vốn hình thành nên tổng tài sản nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. ROA là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của một đơn vị tài sản và ROA phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:

+ Phân tích ROA:

ROA =

+ Phân tích ROE:

ROE =

Hay ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính Do đó, mô hình Dupont có thể được tiếp tục triển khai thành:

ROE =

Hay ROE = ROS × Số vòng quay của tài sản × Đòn bẩy tài chính

Như vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROA và ROE bằng phương pháp Dupont có thể thấy các chỉ tiêu này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần. Đây là yếu tố phản ánh một đơn vị doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp, thể hiện hiệu quả trong quản lý doanh thu và sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai là số vòng quay tổng tài sản. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ ba là hệ số tài sản trên VCSH. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi sử dụng phương pháp Dupont để phân tích ROA, ROE đã thấy được các yếu tố chính tác động làm cho hai chỉ số này biến động tăng hoặc giảm, thông qua đó doanh nghiệp có thể nắm được các thế mạnh và điểm yếu của bản thân để kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách thay đổi các nhân tố tác động tích cực hay tiêu cực đã phân tích được.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2017 – 2020

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w