5. Kết cấu của khóa luận
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty TNHH Thương mại –Sản xuất Yến
Việt Nam trong thời gian tới
3.1.2.1 Mục tiêu phát triển của công ty
- Mục tiêu của Công ty là giữ vững thương hiệu và khách hành đang có, gia tăng chiếm lĩnh thị phần trong và ngoài nước; Đẩy mạnh công tác Marketing phát triển thêm khách hàng mới.
- Tăng cường sự nhận biết về hình ảnh sản phẩm và các dấu hiệu nhận biết về thương hiệu Yến sào Việt Nam .
- Tạo nhận thức cho khách hàng, sản phẩm Yến sào Việt Nam có chất lượng bổ dưỡng cao, và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.
- Làm cơ sở định hướng các chiến lược và chính sách về phát triển sản phẩm, định giá bán, phân phối và quảng cáo, khuyến mãi.
- Trong thời gian sắp tới Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm các dòng sản phẩm mới với định hướng là đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời nghiên cứu để đổi mới mẫu mã bao bì, hình thức sản phẩm để từng bước tạo dựng một thương hiệu sản phẩm riêng của Công ty trong ý thức của người tiêu dùng.
- Bên cạnh đó, công ty cũng hướng đến mục tiêu có thể tăng mức lương bình quân cho cán bộ công nhân viên lên 1,5 lần trong giai đoạn 2020-2025, cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân viên khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài và cống hiến
hết sức cho công ty. Và để làm được điều đó, việc thúc đẩy mở rộng thị trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm của công ty trong thời gian tới.
3.1.2.2 Định hướng phát triển của công ty TNHH TM-SX Yến Sào Việt Nam
Cùng với xu hướng phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế hiện nay, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty phải có những nỗ lực tích cực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc hỗ trợ khách hàng phải tích cực, ngày càng hoàn thiện, đem đến mối quan hệ hợp tác lâu dài. Ngoài ra, dựa trên việc phân tích những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua, công ty TNHH Yến Sào Việt Nam đưa ra các phương hướng kinh doanh trong thời gian tới như sau:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại mặt hàng kinh doanh Để có thể cạnh trên trên thị trường trong nước và quốc tế thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố cần thiết đối với các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự thành công của một công ty. Do đó để thúc đẩy hoạt động kinh doanh công ty nên nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.Bên cạnh đó công ty cần phải đa dạng hóa chủng loại các mặt hàng kinh doanh, để đáp ứng yêu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng. Từ đó mà công ty có chỗ đứng trên thị trường và đồng thời giúp thị phần của công ty tại thị trường này tăng cao, đem lại hiệu quả kinh doanh rất thuận lợi, giúp công ty tiến bước trên con đường đi đến thành công ngày một gần hơn.
- Mở rộng thị trường, địa bàn, phạm vi hoạt động khắp các tỉnh thành , đưa dịch vụ kinh doanh của công ty tiếp cận với nguồn khách hàng lớn hơn.
- Đối với việc thiết lập và mở rộng các kênh phân phối với các sản phẩm nước uống Vietnest, Công ty sẽ chủ động tìm kênh tiêu thụ như thông qua các đại lý bán hàng, siêu thị,kênh nhà hàng khách sạn để đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng. Đồng thời Công ty sẽ tổ chức quảng bá, tham gia các sự kiện để giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng.
- Với các địa bàn kinh doanh khác tỉnh, thành, Công ty sẽ tích cực tìm kiếm các nhà phân phối, đại lý để triển khai bán hàng, tập trung bán hàng tại các tỉnh, thành phố lớn, sau đó sẽ lan tỏa dần ra các khu vực xung quanh.
- Đối với sự cạnh tranh của các đối thủ cùng kinh doanh sản phẩm nước yến trên
thị trường: Công ty luôn cam kết và chứng minh sản phẩm đến tay người tiêu dùng được sản xuất và chế biến theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin về giá các sản phẩm cạnh tranh cùng loại để đưa ra được chiến lược giá bán hấp dẫn nhà phân phối và các đại lý, người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Công ty. - Đối với nhà phân phối, đại lý lớn, Công ty sẽ tổ chức hội nghị khách hàng, có các chính sách khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty: như chính sách ưu đãi giá, chính sách hỗ trợ quảng cáo, biển hiệu cho các nhà phân phối tích cực mở rộng kênh bán hàng.
3.1.2.3 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty TNHH TM- SX Yến Sào Việt Nam
- Điểm mạnh
• Doanh thu của Công ty TNHH TM- SX Yến Sào Việt Nam tăng trưởng cao ở
mức trung bình 30% trong giai đoạn 2018– 2020
• Công ty có lợi nhuận dương trong 3 năm liên tiếp, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt hơn 25%. Để có được kết quả này là nhờ công tác quản lý chi phí của Công ty đã rất hiệu quả trong việc giảm thiểu các khoản chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.
• Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty đều cao
.Chứng tỏ Công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản và vốn chủ sở hữu của mình trong việc tạo ra lợi nhuận, hay hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả
• Là công ty đầu tiên thành công trong việc xây dựng nhà yến nên có lợi thế của
người đi trước xây dựng được các nhà yến ở nhiều vị trí đắc địa nơi có nhiều chim yến , mang lại chất lượng tổ yến tốt nhất thị trường .
• Công ty đã làm tốt trong công tác quản lý tài sản, có khả năng tự chủ về mặt tài chính, giảm các khoản nợ hay chính là góp phần cho việc kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
• Nhân viên trẻ trung,thông minh, nhiệt tình, có trình độ và kỹ năng tốt, đồng đều.
• Quy trình khảo sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa chặt chẽ, đảm bảo việc nhập khẩu được hàng hóa chất lượng cao, tạo uy tín cho công ty.
• Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho có giá trị giảm dần qua các năm, hoạt động
tiêu thụ hàng hóa trong kho của công ty không được đẩy mạnh.
• Giá vốn hàng bán cao và tăng mạnh qua các năm cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
• Hệ thống phân phối, kho chưa có đủ nên dẫn đến những hư hao trong quá trình vận chuyển. Từ những lý do đó, gây ra tổn thất không hề nhỏ cho doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty.
• Hệ số nợ trên VCSH của Công ty có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm, trong cả 3 năm, hệ số này của Công ty đều nhỏ hơn 1, trung bình cả giai đoạn hệ số này của Công ty là 0,35
• Hoạt động marketing trong công ty còn yếu, chưa phát triển. Việc quảng bá, chào bán trong lĩnh vực kinh doanh phân phối sản phẩm ra thị trường trong nước còn thiếu kinh nghiệm, chủ yếu chờ khách hàng đến cơ sở sản xuất chính để mua, chính sách khuyến khích, kích cầu, chi phí chưa cụ thể, rõ ràng.
• Các phương thức kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa của công ty còn nghèo nàn, thiếu đa dạng nên việc tiêu thụ hàng hóa còn chậm.
- Cơ hội
• Giá các sản phẩm ít biến động, được bình ổn, thuận lợi cho việc nhập khẩu Việc ổn định giá cả sẽ có lợi cho công ty trong việc nhập khẩu những hợp đồng hàng hóa chất lượng cao, giúp cho thị trường trong nước không biến động.
• Cạnh tranh thị trường ở lĩnh vực này không cao, tạo cơ hội đẩy mạnh việc cung
ứng các sản phẩm chất lượng đến nhiều đại lý hơn.
Mặc dù hàng hóa này là nhu cầu thiết yếu của người dân , tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều các doanh nghiệp lớn cạnh tranh về lĩnh vực này, điều này sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho công ty trong việc nỗ lực mở rộng quy mô ra ngoài khu vực .
• Thị trường nội địa rộng lớn, khả năng khai thác cao
Nhu cầu sử dụng yến của người dân ngày càng cao, cần chú trọng vào các sản phẩm chất lượng và tăng uy tín của công ty, để lấy được lòng tin của khách hàng và tạo cơ sở để mở rộng thị trường
doanh nghiệp Việt Nam .
- Thách thức
• Cạnh tranh về yêu cầu chất lượng sản phẩm tăng
Nhu cầu mua sắm ngày càng tăng, và cùng với đó, nhu cầu sử dụng hàng hóa chất lượng cao của khách hàng sẽ tăng lên,
• Cạnh tranh về tiền lương và tiêu chuẩn lao động tăng. • Nguy cơ cạnh tranh ngày càng cao
Ở thị trường trong nước, những công ty xuất nhập khẩu ngày càng nhiều, sự cạnh tranh trở nên ngày càng khốc liệt hơn, công ty cần đưa ra những sách lược đúng đắn để có thể tồn tại được ở cả thị trường trong và ngoài nước.
• Yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao
Khi tham gia vào thị trường, công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và chọn lọc những loại sản phẩm tốt và phù hợp với giá thành. Tuy nhiên nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và việc muốn cải thiện về doanh thu cần thiết phải chú ý và đặt lên hàng đầu về chất lượng sản phẩm. Có vậy, sản phẩm mới có đủ khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế được.
• Thị trường trong nước khó kiểm soát và bị thiệt hại do nhiều loại hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu, hàng buôn lậu
Khi xã hội ngày càng phát triển, chất lượng các sản phẩm được xuất nhấp khẩu ngày càng cao thì các sản phẩm giả, nhái được làm ngày càng tinh vi hơn, vì thế nên việc kiểm định chất lượng sản phẩm cần được phải làm tỉ mỉ và nghiêm ngặt hơn để tránh rủi ro về sau này.