5. Kết cấu của khóa luận
3.2.2 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn vốn
- Qua phân tích thực trang cơ cấu vốn – tài sản của công ty TNHH TM-SX Yến Sào Việt Nam ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu còn chưa cao trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2019 và 2020 vốn chủ hữu chỉ chiếm hơn 50% ,công ty cần giảm các khoản nợ phải trả là biện pháp tối ưu trong điều kiện của công ty hiện nay. Để giảm các khoản nợ phải trả, trước hết các doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả các khoản nợ phải trả, tiến hành phân loại theo từng nhóm đối tượng phải trả như: các khoản phải trả người lao động; các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, nộp tổ chức bảo hiểm xã hội; các khoản phải trả người cung cấp; các khoản phải trả khác...Sau đó sắp xếp theo thời gian phải
trả: những khoản nợ quá hạn, những khoản nợ đến hạn phải trả. Tiếp đến là tìm nguồn để trả, để có nguồn trả bằng cách thực hiện các giải pháp sau: Tích cực thu hồi công nợ phải thu (nếu có).
Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biển động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước.
- Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, huy động kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra . Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh đoanh đảm bảo cho phù hơp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, hàng hóa của công ty được thực hiện tiêu thụ chủ yếu qua các nhà phân phối đã có là chính. Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thu ngày càng phát triển, công ty phải từng bước xây dựng thêm hệ thống các nhà phân phối mới để cùng với các đại lý hiện nay đẩy nhanh tốc độ bán hàng .Làm được như vậy chắc chắn khả năng tiêu thụ của công ty sẽ tăng lên và tỷ suất lợi nhuận thu được sẽ cao hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình. Tuy nhiên, việc mở rộng các nhà phân phối cần chú ý đến vấn đề thanh toán của các nhà phân phối này. Thông thường ở các nhà phân phối thường xảy ra tình trạng thanh toán chậm , cố tình dây dưa công nợ để chiếm dụng vốn của công ty, vì vậy công ty cần đặt ra kỷ luật thanh toán chặt chẻ, tốt nhất là phải có tài sản thế chấp, yêu cầu các nhà phân phối thiết lập hệ thống sổ sách, chứng từ đầy đủ định kỳ công ty sẽ tiến hành kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm .