5. Kết cấu của khóa luận
3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả sửdụng tài sản
3.2.1.1 Quản lý và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả, chấp hành nghiêm kỷ luật thanh toán
Nợ phải thu và nợ phải trả có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Có thể thấy trong năm 2019 và 2020 nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn của công ty, năm 2018 nợ phải trả chỉ chiếm 16,45% nhưng đến năm 2019 và 2020 đã chiếm hơn
40% trong tổng nguồn vốn của công ty là do công ty không thu hồi được công nợ . Khi thu hồi được nợ phải thu thì công ty có nguồn thanh toán được nợ phải trả. Ngược lại nợ phải thu không thu hồi được, vốn kinh doanh của công ty bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nên công ty không thể có nguồn để thanh toán nợ phải trả đến hạn thanh toán. Vì vậy giải pháp đề xuất với công ty để xử lý nợ phải trả chủ yếu tập trung vào vấn đề nhằm tạo nguồn thu và nâng cao nguồn thu của công ty
Thứ nhất, công ty có thể tận dụng tín dụng nhà cung cấp. Nếu công ty sử dụng điều kiện tín dụng thương mại, công ty sẽ không được hưởng khoản chiết khấu thanh toán mà lẽ ra công ty được hưởng nếu thanh toán ngay. Công ty cần cân nhắc giữa chi phí sử dụng tín dụng thương mại và chi phí huy động vốn tại ngân hàng, tính kịp thời trong thanh toán để quyết định có nên chấp nhận khoản tín dụng này hay không. Vì vậy, tùy theo tình hình thị trường các yếu tố đầu vào, công ty thỏa thuận sao cho lợi ích kinh tế thu về là cao nhất. Nếu hàng hóa đầu vào khan hiếm, có giá trị cao, lại đang có xu hướng tăng lên thì công ty nên thanh toán ngay kể cả đồng ý trả trước cho người bán. Ngược lại, nếu thị trường đầu vào sẵn có, các nhà cung cấp đang cạnh tranh nhau, công ty nên lựa chọn nhà cung cấp cho chi phí, chất lượng, dịch vụ kèm theo hấp dẫn nhất. Trong trường hợp công ty có mối làm ăn lâu dài mà chi phí cao hơn nhà cung cấp khác, công ty có thể thỏa thuận giảm giá xuống cho ngang bằng với thị trường hoặc chấp nhận mức giá cao hơn nhưng đổi lại khoản chiết khấu cho lô hàng sau.
Khi phát sinh các khoản phải trả (bao gồm cả các khoản vay nợ và các khoản phải trả do chiếm dụng), kế toán công ty cần mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản nợ. Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng tín dụng cũng như điều khoản về thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa để tiến hành thanh toán cho đối tác kịp thời và đúng hạn, chấp hành nghiêm kỉ luật thanh toán để giữ gìn uy tín của công ty với đối tác. Hiện nay, công ty không có các khoản nợ phải trả quá hạn thanh toán và đang thực hiện nghiêm túc kỷ luật thanh toán. Tuy nhiên, với cơ cấu nguồn vốn sử dụng nguồn vốn vay là chủ yếu như hiện nay, công ty cần quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các khoản phải trả, lập kế hoạch trả nợ cụ thể cũng như tính toán số tiền cần dành để trả nợ từng kỳ từ đó thu xếp nguồn trả nợ hợp lý, đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán.
nhằm tạo nguồn thu để hoàn trả nợ, đồng thời cũng là giải pháp cơ bản để ngăn ngừa tình trạng phát sinh nợ phải trả tồn đọng. Đây cũng là biện pháp tốt nhất có tính bền vững để duy trì sự lành mạnh về tài chính của công ty. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty phải có những biện pháp cụ thể, có quyết định đúng đắn trong từng trường hợp như tìm kiếm thị trường, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và có kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn hợp lý.
Thứ ba, xây dựng kế hoạch trả nợ phù hợp. Kế hoạch hóa công tác trả nợ vừa xác định được xu thế vận động của nợ trong công ty, vừa xác định được nguồn tài chính cho việc hoàn trả nợ. Vì vậy, cùng với việc hoạch định kế hoạch tài chính của mình, công ty phải xây dựng kế hoạch trả nợ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch trả nợ của công ty phải gắn với kế hoạch tài chính và nằm trong hệ thông tổng thể các kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản trị tài chính của công ty.
Trên cơ sở nợ phải trả đã được phân loại, xác định kế hoạch trả nợ theo thứ tự ưu tiên hợp lý để phù hợp với khả năng tài chính mà công ty dành để trả nợ, đó là:
- Nộp trả các khoản ngân sách Nhà nước (thuế và các khoản phải nộp khác cho Nhà nước).
- Nộp các quỹ xã hội, gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.
- Hoàn trả nợ lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. - Các khoản nợ ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính cung cấp tín dụng, khách hàng cung cấp vật tư, các nhà đầu tư và các khoản nợ khác …
3.2.1.2 Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho
Thực tế tồn kho của công ty đến thời điểm 31/12/2020 là 29,378 triệu đồng. Đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì luôn phải duy trì lượng hàng tồn kho nhất định.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục, công ty không thể sản xuất đến đâu mua nguyên vật liệu đến đó mà cần có hàng hóa dự trữ. Hàng dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng đóng vai trò rất lớn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục.
Đối với hàng hoá tồn kho công ty cần xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu để vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục và không làm tồn đọng vốn của công ty. Công ty cần xác định mức tồn kho cho từng loại hàng hoá,.. Việc xác định đó cần kết hợp với phương pháp quản lý cung cấp và nguyên liệu. Yêu cầu đặt ra là công ty
phải xác định được đúng nhu cầu vốn dự trữ. Nếu dự trữ quá lớn sẽ gây hao phí, mất mát, chịu chi phí bảo quản, ngược lại, nếu dự trữ quá ít sẽ dẫn đến đình trệ, gián đoạn trong sản xuất. Thường xuyên đánh giá lại hàng tồn kho và có biện pháp xử lý kịp thời hàng ứ đọng, kém chất lượng để giải phóng nhanh tiền vốn.
Hiện nay, việc kiểm kê của công ty đã được thực hiện tốt, công ty kiểm kê theo năm, thủ kho kiểm kê theo tháng.
Ngoài ra, công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nó mang lại lợi ích cho công ty như hạn chế tác động rủi ro khi hàng tồn kho bị hư hỏng, kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng , mang lại sự ổn định cho sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty .
3.2.1.3 Quản lý hiệu quả tiền mặt
Quản lý có hiệu quà tiền mặt là việc công ty sử dụng các khoản chi phí như thế nào cho tiết kiệm và xác định mức dự trữ tiền mặt ra sao thì hợp lý. Công ty luôn có một lượng tiền nhất định trong quỹ, tiền gửi tại tài khoản ở các ngân hàng. Có thể thấy rằng lượng tiền mặt của công ty khá là ít chỉ chiếm tỷ trọng tầm 7% trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty .Quản lý và sử dụng có hiệu quả lượng tiền mặt là một nội dung quan trọng để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và khả năng thanh toán của công ty. Việc quản lý tiền mặt cần phải đảm bảo việc sử dụng chúng có hiệu quả nhất, tức là làm tăng khả năng sẵn có của tiền mặt, điều chinh lượng tiền mặt để tối thiếu hoá nhu cầu vay vốn và đầu tư các khoản tiển mặt dư thừa để nâng cao thu nhập. Trong tương lai, công ty có thể dùng tiền đầu tư vào chứng khoán, việc đầu tư này giúp công ty tổi thiếu hoá được lượng tiền mặt phải giữ vì tiền mặt là tài sản không sinh lời.