Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại – sản xuất yến sào việt nam (Trang 98 - 103)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.4 Các giải pháp khác

3.2.4.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, xúc tiến thương mại

Trước mắt Công ty cần tích cực thực hiện tăng cường quảng cáo, yểm trợ bán hàng cho hệ thống phân phối như tăng cường quảng cáo, giới thiệu về Công ty và các sản phẩm mà công ty kinh doanh bằng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, đặc biệt chú trọng đến quảng cáo trên internet, bởi internet là một công cụ hiệu quả, giá rẻ và có thời gian hoạt động liên tục 24/24h. Công ty cần lập tối thiểu một trang điện tử riêng. Trên trang điện tử phải thể hiện nội dung về sản phẩm, chính sách bán hàng, các phương án liên hệ, chăm sóc khách hàng, hình ảnh là một phần quan trọng của trang điện tử.

Xây dụng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu. Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng .Đây chỉnh là cầu nối giữa công ty với khách hàng, qua đó, công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cũng có niềm tin của khách hàng với công ty.

3.2.4.2 Nhóm giải pháp về tổ chức, đào tạo cán bộ

- Cần có những khóa đào tạo kiến thức cho cán bộ, công nhân viên trong công ty về công tác chăm sóc khách hàng.

- Cần có chế độ đãi ngộ tốt hơn nữa đối với cán bộ, nhân viên trong công ty. - Đánh giá các cán bộ, nhân viên một cách trung thực. Khen thưởng những thành viên có đóng góp cho công ty, xử lý các hành vi làm xấu hình ảnh, thương hiệu trong mắt khách hàng.

- Nâng cao điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên. Tạo môi trường cho các thành viên trong công ty học hỏi trao đổi kinh nghiệm.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành viên

trong tập thể công ty, nêu cao nhận thức của mỗi thành viên về tầm quan trọng của khách hàng.

3.2.4.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phục vụ, mức độ tin cậy và mức độ hài lòng của khách hàng

- Tiếp tục chăm sóc và giữ vững hệ thống khách hàng hiện có: Hệ thống các Đại lý phân phối, hệ, các hệ thống siêu thị, tạp hóa, shop bán hàng

- Đánh giá tình hình kinh doanh, phân tích thế mạnh mỗi tỉnh chủ động xây dựng chính sách bán hàng hợp lý, linh hoạt để hỗ trợ hiệu quả theo đặc điểm của từng khách hàng và thực tế của từng khu vực thị trường.

- Thực hiện phưong châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa

- Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thi, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng.

- Bố trí nhân sự tăng cường đồng hành cùng từng vùng thị trường để kịp thời hỗ trợ hoạt động kinh doanh các dòng sản phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường; thường xuyên theo dõi, nắm bắt các chính sách của đối thủ cạnh tranh, nhằm chủ động kịp thời đề xuất thực hiện các biện pháp thu hút khách hàng và giành thị phần tại các thị trường trọng điểm. - Tùy theo tình hình thực tế tại mỗi thị trường, địa bàn, sẽ xây dựng chính sách quảng bá hỗ trợ bán hàng cụ thể hấp dẫn cho từng đối tượng cụ thể.

- Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu, đa dạng hoá các Nhà cung cấp trong và ngoài nước để không phụ thuộc vào Nhà cung cấp, kiểm soát chặt chất lượng đầu vào hạn chế tối đa tỷ lệ hư hỏng, tiêu hao

. - Chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh trẻ, năng động, tâm huyết có trình độ chuyên môn cao, nắm sát diễn biến thị trường và các đối thủ cạnh tranh, đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch doanh thu Công ty giao qua các năm.

- Xây dựng chính sách lương thưởng dựa trên năng lực và trình độ của cán bộ, chính sách lương khoán theo phòng ban nhằm đảm bảo phân phối thu nhập một cách hợp lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu những đánh giá, nhận xét về thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH TM –SX Yến Sào Việt Nam ở chương 2. Từ đó, chương 3 đã đưa ra nhóm giải pháp trong thời gian tới, nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty , hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có cũng như đảm bảo lợi ích cho toàn công ty .

KẾT LUẬN

Khi đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển, nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ bởi những đối thủ trong nước mà còn đến từ các doanh nghiệp nước ngoài. Các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều gặp nhiều khó khăn trong việc làm thế nào để tồn tại, phát triển và có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong và ngoài nước. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM-SX Yến Sào Việt Nam giai đoạn 2018-2020 mặc dù co ảnh hưởng của dịch bệnh covid19 nhưng vẫn tăng trưởng khá đều và ổn định . Trong đó, doanh thu chủ yếu của công ty là từ doanh thu thuần bán hàng .Trong những năm vừa qua, công ty đã đạt được rất nhiều kết quả đáng tự hào trong hoạt động kinh doanh như doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Ngoài ra, công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng sử dụng vốn và tài sản nên đã góp phần làm cho lợi nhuận của công ty đạt tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, năm sau tăng lên so với năm trước.Bên cạnh đó, công ty cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, trong quá trình kinh doanh do bị thiếu vốn đầu tư, công ty phải đi vay ngắn hạn nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Từ tình hình thực tế ,thực trạng hoạt động và định hướng phát triển của Công ty TNHH TM-SX Yến Sào Việt Nam em đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong thời gian tới là : tăng vốn chủ sở hữu, giảm giá vốn hàng bán,nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo. Hy vọng sang năm 2022 và tương lai, Yến Sào Việt Nam sẽ vững bước cung cấp cho khách hàng sản phẩm an toàn, chất lượng nhất và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM-SX Yến Việt Nam (2018-2020).

[2]. Bảng cân đối kế toán công ty TNHH TM –SX Yến Sào Việt Nam ( 2018-

2020).

[3]. Đặng Thị Loan (2013), Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

[4]. Khung lý thuyết về phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

[5]. Nguyễn Văn Công (2018) , Giáo trình phân tích báo cáo tài chính ,NXB Đại học kinh tế quốc dân .

[6]. Nguyễn Ngọc Quang (2015) , giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. [7]. Các Website : https://yensaovietnam-vietnest.com/trang-mau/ https://mekongsaigon.com/tin- tuc/yen-sao-viet-nam-thuc-trang-va-tiem-nang https://www.slideshare.net/trongthuy1/thuc-trang-va-bien-phap-nham-nang-cao- hieu-qua-su-dung-von. https://www.slideshare.net/thuytrongphan-tich-ket-qua-kinh-doanh-cua-cong-ty info@123doc.org www.yensaovietnam.net.vn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại – sản xuất yến sào việt nam (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w