Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 36)

5. Bố cục của luận văn

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

hàng thương mại.

Trong môi trường tự nhiên và xã hội, mỗi sự vật hiện tượng đều có những tác động ít nhiều đến sự vật, hiện tượng khác và hoạt động kinh doanh, huy động vốn của ngân hàng cũng không nằm ngoài qui luật đó. Vấn đề đặt ra với chúng ta là làm sao để nhận diện được những yếu tố tác động đến việc huy động vốn. Những nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ này là rất phong phú, đa dạng. Song dựa trên bản chất của các tác động ta chia các yếu tố đó thành hai nhóm là những yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan.

a. Các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài ngân hàng, nhưng không có nghĩa là nó không quan trọng. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng không được xem nhẹ nhân tố này.

Môi trường chính trị - pháp lý

Hành lang pháp lý có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân Hàng thương mại. Có những luật tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng… Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của ngân hàng thương mại đối với một khách hàng… Có những luật tác động gian tiếp đến hoạt động ngân hàng như luật đầu tư nước ngoài… Hoặc các ngân hàng thương mại không được nhận tiền gửi và cho vay bằng cách tăng hay giảm lãi

suất, mà phải dựa vào lãi suất do Ngân hàng Nhà nước đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định mà Ngân hàng Nhà nước cho phép…

Bên cạnh những luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của Ngân hàng thương mại. Tùy thuộc vào việc thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ mà sự ảnh hưởng của nó đến nghiệp vụ tạo vốn của Ngân hàng thương mại là khác nhau. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát cao, nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để khuyến khích tiết kiệm, giảm đầu tư thì lúc đó ngân hàng huy động vốn dễ dàng; ngược lại khi nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi tiền ở ngân hàng. Chính sách lãi suất của NHNN cũng tác động đến việc quyết định mức lãi suất tiền gửi của ngân hàng đặc biệt là đối với tiền gửi ngoại tệ, qua đó tác động tới quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tóm lại việc điều hành chính sách tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường hoạt động của khách hàng và ngân hàng.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng Thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động của ngân hàng. Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ… sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dung và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Ví dụ khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tiêu dung và tiết kiệm tăng và người dân gửi tiền vào ngân hàng tăng và ngược lại.

Mặt khác, khi nền kinh tế không tăng trưởng, sản xuất bị kìm hãm, nền kinh tế bị suy thoái, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp do sản xuất đình trệ, thua lỗ nên không doanh nghiệp nào vay vốn của ngân hàng để sản xuất. Do đó, thu nhập của ngân hàng sẽ bị giảm làm cho

quá trình tạo vốn của ngân hàng trở nên khó khan. Bên cạnh đó, sự lạm phát khiến cho đồng tiền bị mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà họ có thể dung để mua vàng, mua đất, mua hàng hóa tích trữ, … vì vậy cũng gây nên tác động tiêu cực tới hoạt động tạo vốn của ngân hàng.

Môi trường văn hóa xã hội

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa, lịch sử riêng biệt, văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý… Đối với ngân hàng hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng gặp không mấy khó khan trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế.

Ngược lại ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều điều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay thực sự vẫn mới dần dần chuyển đổi làm quen với các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác ngân hàng chưa thực sự tạo được lòng tin đối với người dân sau hàng loạt sự kiện đã xảy ra trong quá khứ như: đổi tiền 1985-1986, tỷ lệ lạm phát 600 – 700% làm nhiều người dân mất trắng, sự sụp đổ của 7500 quỹ tín dụng nhân dân và hàng loạt sự kiện tiêu cực khác liên quan đến ngân hàng.

Mặc dù trong năm năm trở lại đây các ngân hàng trong nước đã có nhiều sự thay đổi, đổi mới rất tích cực từ các hoạt động quảng cáo, marketing, tiếp thị, các gói dịch vụ, sản phẩm, chăm sóc khách hàng,… Tuy nhiên, vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu vì một số lý do nào đó, có thể là do thói quen mà rất nhiều người dân bàng quan với các chính sách, sản phẩm của Ngân hàng điều này dẫn tới có rất nhiều người có tiền nhưng không muốn gửi ngân hàng vì mất thời gian, ngại đi lại hay chưa hiểu rõ về các quy trình thủ tục phức tạp của ngân hàng. Bởi lẽ đó các ngân hàng cũng sẽ cần nỗ lực hơn nữa trong việc phổ biến cho người dân hiểu rõ hơn về quy trình, lợi ích của sản phẩm mình

có để có thể dần dần đổi mới thói quen cũ của người dân khi nghĩ về ngân hàng.

Môi trường công nghệ

Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ, hoạt động ngân hàng là hoạt động không thể tách rời khỏi sự phát triển của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin.

Công nghệ có ảnh hưởng đến quá trình và định hướng của ngân hàng, nó đem lại cho ngân hàng rất nhiều cơ hội nhưng cũng vì thế mà có hàng loạt thách thức mới phía trước. Công nghệ mới sẽ cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới… nhờ có công nghệ mà các hoạt động liên quan tới dịch vụ ngân hàng trong đó có huy động vốn trở nên tiện ích hơn, khi tất cả công đoạn được cải tiến, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện mọi nghiệp vụ một cách chính xác, hiệu quả. Từ đó giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng, tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng. Thêm vào đó sự đổi mới áp dụng công nghệ vào ngân hàng sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng trong nước theo kịp xu hướng thời đại 4.0 và tiến dần tới mục tiêu ngân hàng số.

Môi trường cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là điều không thể thiếu mà hơn nữa hiện tượng này lại rất phổ biến và khách quan. Ngành Ngân hàng có thể nói là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và ngày càng trở nên phức tạp. Trong những năm gần đây, thị trường tài chính nước ta đang thực sự trở nên sôi động nếu như không tính khoảng bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid 19. Sự sôi động này do sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Hiện nay số lượng Ngân hàng được phép hoạt động rất nhiều trong khi đó lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn. Từ đó phần nào làm mất đi tính độc quyền và giá trị của hệ thống Ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Ngoài ra, hình thức cạnh tranh không đa dạng như các ngành khác làm cho tính cạnh tranh của Ngân hàng ngày càng cao. Các Ngân hàng cạnh tranh chủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ ở nước ta cũng vậy. Do đó các ngân hàng cần xây dựng được mức lãi suất như thế nào là phù hợp nhất, hấp dẫn nhất cùng với đó là nâng cao các sản phẩm dịch để tạo nên danh tiếng và uy tín của ngân hàng trên thị trường.

b. Các nhân tố chủ quan

Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng khi muốn kinh doanh một cách hiệu quả phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong chiến lược kinh doanh ngân hàng phải quyết định sẽ mở rộng hoặc thu hẹp quy mô huy động vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, lãi suất huy động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn ngân hàng sẽ khai thác được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả cao.

Lãi suất huy động vốn và cho vay

Đối với người gửi tiền là các doanh nghiệp, họ gửi tiền vào các ngân hàng với mục đích thanh toán thì lãi suất không phải là vấn đề họ quan tâm. Điều mà họ quan tâm lớn nhất là việc sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng và loại tiền gửi này gọi là tiền gửi không kì hạn. Tuy nhiên, bên cạnh bộ phận tiền gửi không kì hạn thì vốn huy động của ngân hàng còn bao gồm cả tiền gửi có kì hạn của các doanh nghiệp và tiền tiết kiệm của dân cư. Bộ phận tiền gửi này họ gửi vào ngân hàng với mục đích là hưởng lãi, vì vậy lãi suất là điều họ rất quan tâm và bộ phận tiền gửi này rất nhạy cảm với lãi suất. Khách hàng thường cân nhắc việc có tiếp tục gửi tiền tại ngân hàng hay chuyển sang ngân hàng khác thông qua lãi suất. Ngoài ra, khi huy động mà chưa đủ vốn để sử dụng thì ngân hàng còn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ Ngân hàng Nhà nước… Để tạo được nhiều vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình, các ngân hàng phải có chính sách lãi suất hợp lý, sao cho chính sách lãi suất huy động vừa đảm bảo kích thích người gửi tiền, vừa phù hợp với lãi suất cho vay để

tránh tình trạng vốn huy động với giá cao mà đầu tư với giá thấp. Khi ngân hàng đưa ra các mức lãi suất phù hợp với yêu cầu của thị trường, hấp dẫn người gửi tiền thì nó là đòn bẩy mạnh mẽ thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng; ngược lại khi đưa ra mức lãi suất quá thấp thì người có tiền sẽ chọn hình thức đầu tư khác có lợi hơn gửi tiền vào ngân hàng, làm giảm đi khả năng huy động vốn của ngân hàng. Như vậy, lãi suất huy động của ngân hàng có tác động lớn đến quy mô, cơ cấu nguồn huy động cũng như tính ổn định của nguồn. Một chính sách lãi suất phù hợp, nhạy cảm với nhu cầu phát triển kinh tế không đồng nghĩa với một chính sách phục vụ cho mục tiêu “cạnh tranh bằng lãi suất”.

Hình thức và mạng lưới huy động vốn.

Hình thức huy động vốn: Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước tiên phải đa dạng hóa hình thức huy động. Hình thức huy động càng phong phú thì ngân hàng càng dễ huy động hơn. Ngân hàng có thể huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn khác nhau cho các loại tiền gửi tiết kiệm có kì hạn… Bên cạnh đó, hình thức cho vay cũng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Hình thức cho vay của ngân hàng càng mở rộng chẳng hạn như không chỉ là cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn mà còn mở rộng ra các hình thức cho vay hợp vốn, liên doanh, liên kết, … thì buộc ngân hàng phải lo lắng tìm kiếm nguồn vốn cho chính mình, huy động thế nào cho phù hợp. Mặt khác quá trình sử dụng vốn của ngân hàng tốt sẽ giúp ngân hàng cải thiện được thu nhập, làm cho khả năng tạo dựng vốn từ chính hoạt động kinh doanh của mình cũng được thực hiện.

Ngoài việc có các hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú nếu như các ngân hàng có một mạng lưới huy động vốn rộng lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền. Với những ngân hàng sát địa bàn dân cư hoặc gần với các trung tâm thương mại sẽ thuận lợi khi thu hút vốn. Mạng lưới không chỉ mở rộng ở vùng đông dân cư mà cần được mở ra ở những nơi cách xa trung

tâm kinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa … Nếu mạng lưới hẹp thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng có tiền nhàn rỗi muốn gửi tiền vào ngân hàng thì chi phí giao dịch lớn, mất nhiều thời gian.

Uy tín của Ngân hàng

Uy tín giống như là hình ảnh của ngân hàng trong long khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong cả một quá trình lâu dài. Một ngân hàng có bề dày lịch sử hoạt động sẽ được nhiều khách hàng lựa chọn hơn các ngân hàng vừa thành lập, ít kinh nghiệm và chưa có nhiều uy tín trên thị trường. Mặc dù không hẳn lúc nào ngân hàng có thâm niên cũng có lợi thế so với ngân hàng mới thành lập. Nhưng đứng trên góc độ khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờ họ cũng tin tưởng vào một ngân hàng có tuổi đời lâu dài thay vì một ngân hàng mới mẻ vì họ nghĩ ngân hàng hoạt động lâu đời có nghĩa là có thế lực, niềm tin trên thị trường hơn. Hình thức bảo hiểm tiền gửi làm tăng độ an toàn, tăng uy tín của ngân hàng. Một điều quan trọng ở nước ta là hình thức sở hữu cũng có ảnh hưởng quan trọng tới huy động vốn. Các ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng có độ an toàn hơn cho người gửi tiền, uy tín của các ngân hàng thương mại quốc doanh cao hơn so với các ngân hàng khác. Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm được lòng tin của khách hàng là tiền đề cho việc họ huy động được những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm được thời gian.

Năng lực, trình độ và hình thức phục vụ của cán bộ nhân viên Ngân Hàng

Không chỉ riêng ngân hàng mà trong bất cứ hoạt động nào, ngành nghề nào, yếu tố con người cũng phải được đặt lên hàng đầu. Có thể kể ra một số phương diện liên quan tới yếu tố con người như sau:

- Về phương diện quản lý: Nếu ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự, tài sản

nợ, tài sản có tức là trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình ngân hàng dự đoán được những rủi ro xảy ra, dự đoán được môi trường đầu tư của mình

có hiệu quả hay không, nắm bắt được những biến đổi ngoài thị trường một cách nhanh chóng để có thể tư vấn cho khách hàng của mình nền đầu tư vào đâu là có hiệu quả cao nhất. Từ đó thu hút được khách hàng làm cho môi

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP sacombank – chi nhánh thăng long (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w