5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phân tích sự biến động nguồn vốn của NHTMCP Sacombank Ch
Chi nhánh Thăng Long thời gian qua.
2.2.1. Phân tích sự biến động nguồn vốn của NHTM CP Sacombank Chi nhánh Thăng Long thời gian qua. Chi nhánh Thăng Long thời gian qua.
Cơ bản về nguồn vốn của Sacombank Chi nhánh Thăng Long trong thời gian qua cũng có sự tương đồng với nhiều ngân hàng khác khi mà vốn huy động từ bên ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bên Sacombank Thăng Long phần lớn là huy động vốn thông qua hình thức tiền gửi là chủ yếu. Cụ thể như tiền gửi của khách hàng bao gồm: tiền gửi của các tầng lớp dân cư, tiền gửi của cá TCKT – XH và tiền gửi khác.
Nhằm mục tiêu đạt hiệu quả tối ưu trong kinh doanh đặc biệt là tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu, tối đa hóa lợi nhuận, chỉ tiêu được xác định trên cơ sở nguồn thu nhập và chi phí, ngân hàng Sacombank Thăng Long cũng đã khai thác tối đa vốn huy động từ bên ngoài và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cường qui mô tài sản sinh lời. Để thấy được điều này, ta xét biến động nguồn vốn của NHTM CP Sacombank Thăng Long trong thời gian qua:
Bảng 2.6: Nguồn vốn tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thăng Long
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1. Tổng nguồn vốn huy động 2. Vốn và quỹ của Ngân hàng
3. Nguồn khác
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu
1. Tổng nguồn vốn huy động 2. Vốn và quỹ của Ngân hàng 3. Nguồn khác
Tổng nguồn vốn
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Sacombank Thăng Long)
ĐVT: Triệu đồng 9,000,000 8,000,000 7,000,000 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 0 Năm 2016 Nguồn vốn huy động
Biểu đồ 2.4: Nguồn vốn của Sacombank Chi nhánh Thăng Long Nhận xét:
Dựa trên bảng số liệu thống kê 2.6 và biểu đồ 2.4 về nguồn vốn của Sacombank Thăng Long ở trên ta có thể đánh giá như sau: Tổng quan thì nguồn vốn nói chung của toàn Chi nhánh đều có sự biến động tích cực khi đều tăng lên qua các năm. Cụ thể vào năm đầu tiên của giai đoạn nghiên cứu 2016 Chi nhánh đạt 7,954 tỷ đồng, tới năm sau đó đạt 8,375 tỷ đồng tăng hơn 421 tỷ so với 2016. Tiếp tục năm 2018 tổng nguồn vốn lại tăng thêm 7.77% so với 2017 tức đạt 9,081 tỷ đồng trong năm này. Năm 2019, tổng vốn huy động tăng mạnh thêm hơn 1,003 tỷ đồng khoảng 10% so với 2018 đạt con số huy động lên mức trên 10,084 tỷ đồng. Sang năm 2020 tuy vẫn tăng trưởng huy động
nhưng do có vấn đề về dịch Covid 19 nên khiến cho tỷ trọng tăng trưởng bị giảm đáng kể so với năm trước đó khi mà trong năm đó chỉ tăng cỡ 4.8% so với 2019.
Như có thể thấy để có được sự tăng trưởng tốt như vậy của tổng nguồn vốn qua các năm thì phải nói đến nguồn vốn huy động được của Chi nhánh trong những năm đó. Tính trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất và giữ một vai trò chủ đạo. Năm 2016 nguồn vốn huy động được đạt 6,455 tỷ chiếm 81.16% tổng nguồn vốn chi nhánh. Năm 20197 đạt 6,574 tỷ đồng tăng nhẹ 1.82% so với 2016. Năm 2018 tổng nguồn vốn tăng lên khoảng 8,41% tức tăng 603 tỷ đạt con số huy động là 7,178 tỷ. Năm 2019 đạt 8,061 tỷ đồng tăng khoảng 11% so với 2018 tương ứng tăng 882 tỷ đồng. Và Năm 2020 Chi nhánh huy động được 8,492 tỷ đồng tăng 430 tỷ đồng so với 2019.
Nói về nguồn vốn của bất cứ ngân hàng hay doanh nghiệp nào không thể không nhắc tới vốn chủ sở hữu và nguồn vốn khác. Mặc dù hai nguồn vốn này thường chiếm một tỷ lệ nhỏ trong toàn thể tổng nguồn vốn tuy nhiên cũng rất là quan trọng và ảnh hưởng tới hoạt động phát triển ngân hàng trên mọi mặt. Đối với Sacombank Thăng Long thì cũng không nằm ngoài nhận định như vậy. Năm 2016 vốn của ngân hàng có là 686.7 tỷ đồng, nguồn vốn khác của ngân hàng là 812 tỷ đồng. Sang năm 2017 nguồn vốn khác đạt 951.7 tỷ đồng tăng 14.68% và vốn chủ sở hữu đạt 848.6 tỷ tăng 161.9 tỷ so với năm 2016. Năm 2018 nguồn vốn chủ sở hữu của Sacombank Thăng Long tiếp tục tăng lên 6.13% đạt 904 tỷ đồng, nguồn vốn khác cũng đà tăng thêm 4.71% so với năm 2017. Đến năm 2019 và 2020 đều tiếp tục đà tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu bởi ngân hàng và nguồn vốn khác khi năm 2019 hai nguồn vốn này tăng lần lượt tỷ lệ là 6.13% và 4.71% so với năm 2018. Năm 2020 đạt con số 1,002 tỷ đồng cho vốn chủ sở hữu và 1,003 tỷ cho nguồn vốn khác.
Qua việc phân tích nguồn vốn trên đã phần nào thấy được sự phát triển không ngừng của Chi nhánh kể cả trong giai đoạn khó khan như thời kỳ Covid
như những tháng năm gần đây. Để có được sự phát triển này là nhờ sự nỗ lực, cố gắng tận tâm không ngừng nghỉ của toàn thể công nhân viên toàn Chi nhánh. Không những thế với sự dẫn dắt, điều hành với các chiến lược phù hợp của ban giám đốc chi nhánh Thăng Long, đặc biệt là ông Mai Lê Trung giám đốc điều hành của Chi nhánh thì ngân hàng Sacombank Thăng Long sắp tới sẽ còn phát triển bền vững hơn nữa trong thời gian sắp tới.